Tháng 1/2012, Việt Nam đã xuất khẩu 112,1 nghìn tấn cà phê các loại, trị giá 226,9 triệu USD, giảm 41% về lượng và giảm 44,6% về trị giá so với tháng 12/2011; đồng thời giảm 22,79% về lượng và 19,75% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê trong nước tháng đầu năm nay duy trì ở mức từ 36-48 triệu đồng/tấn - mức được xem là thấp và chưa có lãi đối với người trồng cà phê. Đáng ra cận Tết, hoạt động bán cà phê diễn ra sôi nổi, nhưng năm nay tình hình lại u ám vì không ai muốn xuất kho khi giá chưa đạt 40 triệu đồng/tấn. Theo thống kê sơ bộ, từ tháng 10 dương lịch (tháng đầu vụ) đến khi nghỉ Tết âm lịch, khối lượng cà phê trong nước xuất ra thị trường chỉ khoảng 35% tổng sản lượng, trong khi mọi năm, con số này là 50%.
Theo các lão nông giàu kinh nghiệm, giá cà phê năm nay không có kỳ vọng sẽ cao như năm ngoái vì kinh tế bất ổn. Tuy nhiên, các hộ gia đình vẫn kỳ vọng mức giá trên 40 triệu đồng/tấn.
Giá cà phê xuất khẩu tháng 1/2012 ở mức thấp, chỉ duy trì từ 1.800 – 2.100 USD/tấn, FOB. Dự báo, giá cà phê robusta trong ngắn hạn sẽ tăng do cung từ Việt Nam yếu, cộng với Indonesia đang rất cần hàng vì sản lượng trong nước thấp. Giá cà phê Arabica trong khi đó không có cơ hội vượt quá 240 cent/lb trong quý đầu năm, từ mức 215 cent/lb hiện tại, do điều chỉnh kỹ thuật.
Từ sau tháng 4/2012, giá cà phê sẽ chịu sức ép giảm nhiều hơn vì cung từ Ấn Độ, Braxin và Tây Phi sẽ tràn ngập thị trường.
Về thị trường xuất khẩu, tháng đầu năm 2012 xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thêm thị trường Canada và Bồ Đào Nha so với tháng đầu năm 2011.
Nhìn chung, tháng này xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều giảm ở hầu hết các thị trường. Số thị trường tăng trưởng chỉ chiếm 26% thị phần, bao gồm các thị trường: Indonesia, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Nam Phi, Ai Cập.
Hoa Kỳ - tuy có lượng xuất khẩu 17,4 nghìn tấn, trị giá 50,6 triệu USD cao trong bảng xếp hạng, nhưng xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 1,13% về lượng so với tháng 1/2011 nhưng tăng nhẹ về trị giá, tăng 4,15%.
|
|
|
|
|
|
Cà phê Washed Arabica Việt Nam loại 1
|
|
|
|
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
|
|
Cà phê ARABICA loại 1 sàng 18 ( cà phê nhân) xuất xứ Việt nam, dạng thô cha qua chế biến
|
|
|
|
|
|
Cà phê ARABICA loại 1 sàng 16 ( cà phê nhân) xuất xứ Việt nam, dạng thô chưa qua chế biến
|
|
|
|
|
|
Cà phê Arabica ( cà phê nhân ) loại 2 sàng 13, dạng thô cha qua chế biến, xuất xứ Việt Nam
|
|
|
|
|
|
Cà phê ARABICA loại 2 sàng 14 ( cà phê nhân) xuất xứ Việt nam, dạng thô cha qua chế biến
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)
|
|
Cà phê ROBUSTA Việt Nam loại 2, HANG DONG BAO THOI 21TAN/BAO
|
|
|
|
|
|
Đứng thứ hai về lượng xuất khẩu trong tháng đầu năm là thị trường Indonesia đạt 8,9 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, tăng lần lượt 829,2% và tăng 815% . Đây cũng là thị trường có sự tăng trưởng cao nhất so với các thị trường khác.
Thị trường Ai Cập, tuy lượng xuất khẩu chỉ đạt mức khiêm tốn, 941 tấn, trị giá 1,6 triệu USD nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng cao thứ hai sau Indonesia, tăng 261,92% về lượng và tăng 220,61% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài những thị trường tăng trưởng về kim ngạch,những thị trường tăng trưởng giảm trong tháng như: Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Hàn quốc, Anh….trong đó thị trường Singapore là thị trường giảm mạnh nhất, giảm 94,18% về lượng và giảm 94,11% về trị giá so với tháng 1/2011 đạt lần lượt 250 tấn với trị giá 479,5 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu cà phê tháng đầu năm 2011
ĐVT: Lượng (Tấn); Trị giá (USD)