Đặc biệt là các mặt hàng chính như: sản phẩm cao su tự nhiên, sắn và các sản phẩm từ sắn, thủy sản, gỗ, hạt tiêu, và các loại trái cây nhiệt đới. Đây cũng chính là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Đặc biệt bài viết còn đề cập đến việc Chính phủ Trung Quốc cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu nước này nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam với mong muốn đôi bên cùng có lợi trong giao thương nông sản. Các thông tin về nhu cầu thị trường Trung Quốc, các quy định có liên quan của phía Trung Quốc trên bao bì và nhãn hiệu của hàng hóa sẽ được bên phía Trung Quốc phối hợp cùng giải quyết.
Theo báo cáo năm 2011 của Bộ Thương Mại Trung Quốc, các sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 49 tỷ USD, chiếm 1/5 trong số đó là các mặt hàng nông sản. Trung Quốc hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy rằng trong 3 tháng đầu năm nay Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhập khẩu các mặt hàng nông sản của nước ta. Ở thị trường nhập khẩu gạo Trung Quốc đứng đầu với 292 nghìn tấn. Ở thị trường cao su Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam với 117 nghìn tấn, tăng 13,8% so với tháng 3/2011 và chiếm tới 54,7% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Ở các mặt hàng nông sản khác như rau quả,thủy sản,... Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Bài viết cũng phản ánh một số vấn đề mà mặt hàng nông sản mà Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Thứ nhất là về giao thông, Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông sản thông qua lối mở biên giới theo quy định của phía Trung Quốc, trong thời kỳ cao điểm thường xảy ra hiện tượng tồn đọng một số lượng hàng hóa nông sản lớn tại các cảng, của khẩu. Điều này đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Vấn đề thứ hai mà bài báo nêu ra là các sản phẩm nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết là dưới dạng thô chỉ dùng để làm nguyên liệu, nếu như bán thành phẩm thì giá trị gia tăng sẽ rất thấp. Đồng thời khu vực sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu các sản phẩm nông sản của Việt Nam không thể phản ánh hết nhu cầu của thị trường này, nếu chỉ căn cứ vào diễn biến một vài lô hàng hay động thái của một vài đối tác thì chưa đủ để đưa ra một kế hoạch về sản xuất kinh doanh, nông sản của Việt Nam. Cũng chính do việc nắm bắt thông tin về thị trường Trung Quốc còn nhiều hạn chế mà các doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào thế bị động.
Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên, để có thể điều chỉnh thích ứng với những cơ hội thị trường đang rộng mở đồng thời giải quyết khó khăn trong xuất khẩu hàng nông sản hiện đang là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Nguồn http://www.gxcznews.com.cn/epaper/czzjrb/html/2012/04/22/03/03_50.htm