Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu chè tăng cả lượng và trị giá trong tháng đầu năm 2013
01 | 03 | 2013
Theo số liệu thống kê, trong tháng 1 năm 2013, xuất khẩu chè của cả nước đạt 12.443 tấn, trị giá 19.495.572 USD, tăng 36,4% về lượng và tăng 43,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
 

Pakistan vẫn là thị trường lớn nhất nhập khẩu chè của Việt Nam, với lượng nhập 2.247 tấn, trị giá 3.685.496 USD, tăng 57,2% về lượng và tăng 59,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đài Loan là thị trường lớn thứ 2, với lượng nhập 1.563 tấn, trị giá 2.521.652 USD, tăng 72,5% về lượng và tăng 94,5%. Đứng thứ 3 là thị trường Nga, giảm 0,6% về lượng và tăng 2,7% với 904 tấn chè, trị giá 1.456.719 USD.

 

Ngoài ra xuất khẩu chè Việt Nam sang một số thị trường khác trong tháng 1/2013 cũng có mức tăng trưởng khá cao, cụ thể. Xuất khẩu chè sang Trung Quốc tăng 10,7% về lượng và tăng 11,4% về trị giá; xuất sang Ba Lan tăng 39% về lượng và tăng 34,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu sang Đức tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước.

 

Số liệu xuất khẩu chè tháng 1 năm 2013

 
 
 

Nước
ĐVT
Tháng 1/2013
 
 
 
Lượng
Trị giá (USD)
Tổng
 
12.443
19.495.572
Pakistan
Tấn
2.247
3.685.496
Đài Loan
Tấn
1.563
2.521.652
Nga
Tấn
904
1.456.719
Tiểu VQ Arập TN
Tấn
627
1.333.137
Indonêsia
Tấn
1.086
1.154.995
Hoa Kỳ
Tấn
964
1.093.536
Arập xê út
Tấn
359
871.506
Trung Quốc
Tấn
616
833.692
Ba Lan
Tấn
513
567.750
Đức
Tấn
268
361.853
Philippin
Tấn
65
171.476
Ấn Độ
Tấn
46
43.765

 
 

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, dự kiến đến năm 2020 sản lượng chè toàn ngành đạt 250.000 tấn (tăng 43%). Trong đó xuất khẩu đạt 182.000 tấn (chiếm 73% tổng sản lượng) với tỷ trọng: chè xanh và chè đặc sản 60.000 tấn; chè đen OTD 73.000 tấn và chè CTC 49.000 tấn. Đơn giá xuất khẩu bình quân đến năm 2020 đạt 1,99USD/kg.

 

Để thực hiện mục tiêu trên, Hiệp hội Chè Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp như: nhanh chóng xác định các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao để đưa vào ứng dụng. Lựa chọn hình thức nhân giống cho từng loại chè thành phẩm: chè xanh, chè orthodox, chè CTC... 100% diện tích trồng mới và trồng dặm đều bằng giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với thổ nhưỡng của từng vùng. Thay thế dần các diện tích chè giống cũ, lâu năm, năng suất thấp và diện tích mất khoảng bằng các giống chè mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Cải tiến kỹ thuật trồng mới theo hướng giảm và tối ưu hóa số lượng cây trồng cho phù hợp với từng giống chè. Áp dụng các quy trình sản xuất nông nghiệp bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế trong chè. Phải có vùng nguyên liệu chủ động, không ảnh hưởng đến việc tranh chấp nguyên liệu của các nhà máy hiện có. Nhà xưởng máy móc thiết bị đầu tư phải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đủ điều kiện chế biến ra sản phẩm chè có chất lượng cao. Đầu tư mở rộng và xây dựng mới các dây chuyền sản xuất chè CTC, phấn đấu đến năm 2020 sản lượng chè CTC xuất khẩu đạt 49.000 tấn. Cải tiến và nâng cấp các nhà máy chè đen OTD hiện có để đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất chè xuất khẩu và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra đáp ứng yêu cầu thị trường.



Theo VINANET
Báo cáo phân tích thị trường