HỒ TIÊU ĐEN: Thị trường trong tuần tương đối bình ổn với xu hướng lên xuống nhẹ. Giá hồ tiêu nội địa tại Sarawak có xu hướng tăng, trong khi ở Brazil có xu hướng giảm do sự kém giá trị của đồng nội tệ so với đồng đô la Mỹ. Ở Ấn Độ, mặc dù vụ mùa đã kết thúc nhưng giá trị giao dịch vẫn không tăng lên mạnh, điều này được chỉ rõ bởi chỉ số trên Sàn Giao dịch nước này. Tình trạng này chỉ ra nguồn cung vẫn thiếu hụt, chứ không nhiều như đã dự kiến. Ở Lampung, giá vẫn giữ mức như tuần trước với các hoạt động giao dịch nhỏ lẻ và nguồn dự trữ đang dần cạn. Năm nay ghi nhận các nước không gieo trồng vụ hồ tiêu phụ; và vụ chính sắp tới được dự báo sẽ bắt đầu vào tháng 6-7/2013.
HỒ TIÊU TRẮNG: Giá hồ tiêu trắng tại Bangka tăng nhẹ. Giá nội địa Sarawak cũng diễn ra tình hình tương tự, trong khi giá ở Việt Nam được thông báo rằng vẫn giữ mức cũ.
XUẤT NHẬP KHẨU HỒ TIÊU CỦA TRUNG QUỐC
Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất hồ tiêu quan trọng. Đảo Hải Nam – thuộc tận cùng phía Nam nước này là địa phương sản xuất hồ tiêu chính của quốc gia với sản lượng hàng năm đạt khoảng 15-30.000 tấn, trong đó chủ yếu là hồ tiêu trắng. Khoảng 10-15% lượng hồ tiêu sản xuất được xuất đến thị trường Mỹ, Châu Âu và các quốc gia lân cận. Trung Quốc cũng nhập khẩu khoảng 3.000 tấn hồ tiêu hàng năm từ Việt Nam – đối tác xuất khẩu hồ tiêu chính cho nước này. Xuất khẩu hồ tiêu từ Trung Quốc giảm trong khoảng 3 năm trở lại đây xuống 2.560 tấn từ mức 4.670 tấn trong năm 2010, và thậm chí còn thấp hơn nhiều so với mức 10.150 tấn của năm 2006; trong khi nhập khẩu được ghi nhận là có xu hướng tăng lên, đặc biệt năm 2012, lượng nhập khẩu hồ tiêu của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử.
Theo IPC