Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Malaysia: Nhu cầu của một số thị trường xuất khẩu vẫn còn ảm đạm
10 | 06 | 2013
Báo cáo của các chuyên ra phân tích cho biết, nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu chính của Malaysia vẫn còn yếu nhưng đã có những dấu hiệu tích cực từ một số khác hàng Châu Âu và khách hàng từ Ấn Độ đã hoạt động mạnh hơn.
Xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất đánh dấu mức thấp nhất trong những năm gần đây
 
Hiệp hội doanh nghiệp nội ngoại thất Malaysia (MFEA) cho biết: xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất trong quý đầu năm 2013. 
Theo tờ báo Stars: Chủ tịch hiệp hội MFEA, Lor Lean Seng cho biết: xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất trong quý I đánh dấu mức thấp nhất trong những năm gần đây.
 
Theo báo cáo của tập đoàn thương mại Malaysia: xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất tháng 1 và tháng 2 đạt mức 1.088 tỷ Ringgit (xấp xỉ 257 triệu USD), giảm 9.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
 
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt giá trị 323 triệu Ringgit (xất xỉ 106 triệu USD), giảm 5% so với cùng kỳ 2012.
Xuất khẩu sang một số thị trường lớn của đồ gỗ nội ngoại thất Malaysia như thị trường Nhật Bản, Australia và Anh cũng giảm trong 2 tháng đầu năm 2013.
Thị trường Nhật Bản nhập khẩu 119.9 triệu Ringgit (xấp xỉ 39 triệu USD), giảm 13.7% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi thị trường Australia nhập khẩu giảm 7%, đạt 72.9 triệu Ringgit (xấp xủ 24 triệu USD)
 
Đồ gỗ nội ngoại thất của Malaysia xuất sang thị trường Anh giảm mạnh, giảm 23% trong hai tháng đầu năm, xuống mức 55.2 triệu Ringgit (xấp xỉ 18 triệu USD0
Chủ tịch hiệp hội đồ gỗ nội ngoại thất Malaysia cho biết số đơn đạt hàng trong suốt quý II không có dấu hiệu tích cực, do vậy kim ngạch xuất khẩu được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Tin đáng buồn cho thị trường nội ngoại thất trong nước là trong quý đầu, kinh doanh giảm 23-30%, làm tăng thêm sự bi quan của thị trường nội ngoại thất trong nước.
 
Không riêng xuất khẩu gỗ nội ngoại thất Malaysia gặp khó khăn…
Chủ tịch MFEA cho biết thêm, các nhà xuất khẩu gồ gỗ nội ngoại thất tại Trung Quốc và Việt Nam đều phái trải qua thời kỳ khó khăn này, mặc dù các nhà xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất của Việt Nam có lợi thế như Đồng Việt nam không bị tăng giá quá nhiều như các nhà xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất của các nước khác trong khu vực.
Đồng Ringgit của Malaysia tăng so với các đồng ngoại tệ mạnh khác góp phần làm cho giá trị xuất khẩu giảm xuống.
 
Xuất khẩu hai tháng đầu năm tại Peninsular -Malaysia không thay đổi
Xuất khẩu của các snr phẩm khác của các nhà máy đặt tại Penisular malaysia giai đoạn hai tháng đầu năm 2013 có tăng nhẹ.
Khấu khẩu gỗ dán đạt giá trị 839 triệu Ringgit (xấp xỉ 275 triệu USD); Gỗ gẻ đạt 358.7 triệu Ringgit (xấp xỉ 118 triệu USD) và gỗ dạng thanh thẳng đaht 125.7 triệu Ringgit (xấp xỉ 41 triệu USD)
 
Ngành công nghiệp gỗ quan trọng đối với sự tiếp tục phát triển của kinh tế - xã hội tại Sarawak
Theo báo cáo của The Borneo Post tới Awang Tengah, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Tài nguyên môi trường: Ngành công nghiệp gỗ tại Sarawak đóng vai trò sống còn, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế - xã hội tại vùng này.
Awang Tengah cho biết ngành công nghiệp gỗ mạng lại 7.455 tỷ Ringgit (xấp xỉ 2,44 tỷ USD) cho vùng Sarawak trong năm 2012 và 7,085 tỷ Ringgit (xấp xỉ 2.32 tỷ USD) trong năm 2011. Năm 2012 tăng 5.2% so với năm 2011 do nhu cầu tại các thị trường như Trung Động, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ và Philippines tăng mạnh.
Xuất khẩu gỗ của Sarawak quý đầu năm 2013 đạt 1.85 tỷ Ringgit (xấp xỉ 607 triệu USD), giảm 3.2% so với năm ngoái.
Sự sụt giảm trên là do nhu cầu về gỗ tại các thị trường giảm; ngoại trừ gỗ dán là có xuất khẩu tăng 5.4% trong quý đầu, đặt 1,057 Tỷ Ringgit (xấp xỉ 347 triệu USD)
Về khối lượng xuất khẩu, Gỗ dán chiếm khoảng 40% xuất khẩu gỗ của Sarawak tăng 14%, lên mức 734,162 m3.
 
 
Nguồn: ITTO report
 


Bộ Môn CSCL (biên dịch)
Báo cáo phân tích thị trường