Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Myanmar - Khai thác gỗ Teak của Myanmar giảm mạnh.
02 | 08 | 2013
Theo tờ báo State-run của Myanmar, hiệp hội doanh nghiệp gỗ Myanmar (MTE) đang cắt giảm mạnh sản lượng khai thác hàng năm. MTE hiện vẫn là tổ chức duy nhất chịu trách nhiệm về khai thác và phân phối gỗ tròn tại Myanmar.
Việc giảm khai thác gỗ được cho là để ngăn sự suy giảm diện tích che phủ rừng trên toàn nước này. Duy trì độ che phủ rừng được cho là đóng vai trò mấu chốt để ngăn ngừa thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là ngập lụt tại cũng như quản lý nguồn tài nguyên nước được hiệu quả hơn và có thể thực hiện được
 
Tờ báo trên cũng cho biết rằng MTE đã khai thác khoảng 268,900 hoppus tons (HT) (1 hoppus tons = 1.8074 m3) gỗ teak và khoảng 1,391,600 HT các loại gỗ cứng khác trong năm 2012. Mục tiêu khai thác năm 2013 sẽ và khoảng 180,000 HT gỗ teak và 800,000 HT gỗ cứng khác.
 
Theo tờ báo Daily Eleven số tra ngày 10/07, Win tum, bộ trưởng bộ bảo tồn tài nguyên môi trường và lâm nghiệp cho biết rằng 600,000 HT gỗ cứng tròn sẽ được đấu thầu mở cho các xưởng của tư nhân trong nước để đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ nội địa.
 
Ông cho biết thêm, so với mức khai thác của năm trước thì lượng gỗ teak khai thác giảm 40% và khai thác các loại gỗ cũng khác không phải gỗ teak giảm 45%. Đây là sự sụt giảm mạnh trong khai thác gỗ tròn của nước này.
 
Trong điều kiện trên, các nhà phân tích có kinh nghiệm làm việc lâu năm với MTE đang công bố về nguồn gỗ tròn có thể xuất khẩu trong năm tài chính hiện nay. Trong số gỗ teak được khai thác trong năm nay, hơn 20,000 HT sẽ được sử dụng làm gỗ xẻ và các nhà máy của MTE chỉ để lại khoảng 160.000 HT gỗ tròn để xuất khẩu.
 
Trong số 800,000 HT gỗ tròn cứng khác được khai thác trong năm nay thì có khoảng 600,000 HT sẽ được chế biến trong nước, khoảng 100,000 HT sẽ được đưa vào sử dụng cho các nhà máy chế biển gỗ dán của MTE và MTE sẽ phải cung cấp khoảng 100,000 HT còn lại cho các công ty liên doanh sản xuất gỗ dán và các sản phẩm từ gỗ khác.
 
Nếu những giả định trên là đúng thì khi sản lượng khai thác rừng trồng giảm xuống sẽ làm cho nguồn gỗ xuất khẩu giảm đi.
 
Cho đến nay, Myanmar chủ yếu dựa trên xuất khẩu gỗ tròn và các sản phẩm gia tăng giá trị khác để tạo nguồn thu nhập, nhưng với đề xuất giảm sản lượng khai thác thì nước này có thể không đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra.
 
Nguồn: Việt Hưng biên dịch từ ITTO report
 


Báo cáo phân tích thị trường