Indonesia, nhà sản xuất cà phê lớn thứ ba thế giới, chủ yếu trồng robusta, nhiều vị đắng hơn được sử dụng trong cà phê hòa tan. Indonesia và Việt Nam, cạnh tranh trong thị trường robusta, cùng nhau chiếm khoảng 27% tổng sản lượng cà phê toàn cầu.
Mức cộng của cà phê Sumatran loại 4, 80% hạt lỗi giảm xuống 0 từ mức cao hơn cà phê kỳ hạn London 20 đến 30 USD/tấn trong tuần trước do lượng cà phê nhiều hơn tại Bandar Lampung, thủ phủ tình Lampung và là cảng xuất khẩu cà phê chính. Cà phê Việt Nam được bán với mức trừ lùi so với giá kỳ hạn London.
Cà phê Việt Nam loại 2, 5% hạt vỡ được chào và giao dịch thấp hơn giá kỳ hạn London 90 USD, so với 85 USD tuần trước. Nông dân vẫn giữ khoảng 20% sản lượng của vụ mới nhất, trong khi các nhà xuất khẩu và hãng nước ngoài tiếp tục giữ 20%.
Một thương nhân tại Singapore cho biết “cà phê Việt Nam vẫn được giao dịch quanh những mức như tuần trước. Các nhà giao dịch vẫn đang mua và họ tăng cường tồn trữ”. “Lý do là do Việt Nam đang trải qua một chương trình trồng lại và người mua dự đoán sản lượng giảm trong năm tới”.
Thăm dò của Reuters cho thấy Việt Nam có thể sản xuất kỷ lục 28 triệu bao trong niên vụ 2013/14, tăng so với ước tính trước đó 25 triệu bao.
Nguồn: Reuters