Tại các thành phố này, hơn 10 triệu người có nguy cơ bị nhiễm trùng, ung thư phổi và giảm tuổi thọ. Trẻ em bị lở loét do ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm môi trường.
10 thành phố này gồm:
1. Thành phố Dzerzhinsk ở Nga, từng là khu vực sản xuất vũ khí hoá học lớn trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
2. Thành phố Lâm Phần, Trung tâm công nghiệp than đá của Trung Quốc.
3. Thành phố Kabwe ở Zambia, khu vực khai thác mỏ và luyện kim loại, trong đó có cả chì.
4. Thành phố Haina ở Cộng hoà Dominica, nơi tái chế và nấu chảy pin, người dân nơi đây có nồng độ chì trong cơ thể rất cao.
5. Thành phố Ranipet ở Ấn Độ, nơi hơn ba triệu người bị ảnh hưởng bởi chất thải từ các xưởng thuộc da.
6. Thành phố Chernobyl ở Ukraine, một khu vực nổi tiếng bởi thảm hoạ phóng xạ 20 năm trước.
7. Thành phố Mayluu-Suu ở Kyrgyzstan.
8. Thành phố La Oroya ở Peru.
9. Thành phố Norilsk ở Nga.
10. Thành phố Rudnaya ở Nga.
Theo báo cáo của Viện này, các khu vực ô nhiễm nhất thế giới là những khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô và các khu du lịch của các nước. Những nước có các thành phố bị ô nhiễm môi trường, phần lớn là các nước đang phát triển, thiếu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, cộng thêm sự thiếu hiểu biết của chính quyền địa phương và sự bất lực của người dân trong việc giải quyết các tình trạng ô nhiễm.
Cũng theo báo cáo, đa số ô nhiễm của các khu vực này xuất phát từ chì không được kiểm soát, mỏ than hoặc các nhà máy sản xuất vũ khí hạt nhân chưa được lọc sạch.
Ô nhiễm môi trường ở những thành phố này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân và gia tăng nạn nghèo đói.
Những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất của ô nhiễm môi trường là nơi con người sinh sống có tuổi thọ thấp nhất, trẻ sơ sinh bị khuyết tật, tỉ lệ hen trẻ em trên 90% và chậm phát triển trí tuệ.
Nghiên cứu do các cơ quan của Liên hiệp quốc tiến hành cho thấy khoảng 20% trường hợp chết sớm trên toàn thế giới là do các nhân tố ô nhiễm môi trường gây nên.
Tại Chernobyl, báo cáo ước tính 5,5 triệu người vẫn bị đe doạ bởi vật liệu phóng xạ tiếp tục thấm vào mạch nước ngầm và đất cách đây 20 năm sau thảm hoạ nổ nhà máy điện hạt nhân.
Người dân ở Lâm Phần, trung tâm tỉnh Sơn Tây, nơi chuyên khai thác than của Trung Quốc, thường bị viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi do chất lượng không khí kém.
Khoảng 300.000 người ở Dzherzhinsk (thuộc Nga), một khu vực sản xuất vũ khí hoá học trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tuổi thọ chỉ bằng một nửa so với dân của các nước giàu nhất. Tuổi thọ của đàn ông ở Dzherzhinsk là 47 và của phụ nữ là 42.
Trên thực tế, Viện Blacksmith đã tham gia các chương trình khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường ở 5 trong số 10 thành phố nói trên có môi trường bị ô nhiễm. Trước hết là lắp đặt các nhà máy lọc nước, đồng thời tiến hành giáo dục mọi người, đặc biệt là trẻ em, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm nói trên trong điều kiện có thể.
Theo cảnh báo của Viện Blacksmith, ngoài 10 thành phố trên bị coi là ô nhiễm nhất thế giới, còn có 25 thành phố khác trên toàn cầu cần sớm triển khai nhanh các hoạt động bảo vệ môi trường.