Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Mỹ cáo buộc Trung Quốc trợ cấp sản xuất ngũ cốc gây méo mó thị trường
20 | 09 | 2016
Hôm 13/9, Mỹ cáo buộc Trung Quốc trước WTO về vấn đề trợ cấp chính phủ quá mức cho sản xuất gạo, ngô và lúa mỳ nội địa.

Thư ký Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cùng các thành viên hai đảng đã tuyên bố Trung Quốc sử dụng công cụ trợ giá thị trường cho 3 loại nông sản trên vượt mức quy định WTO đề ra. Mỹ cho rằng trợ giá thị trường đối với lúa mỳ, ngô và gạo năm 2015 của Trung Quốc ước đạt 100 tỷ USD, vượt mức cam kết của Trung Quốc, khiến giá nội địa của Trung Quốc tăng cao hơn so với giá thị trường, tạo nên động lực giả tạo cho nông dân Trung Quốc tăng sản xuất.

“Các chương trình này bóp méo gá trên thị trường Trung Quốc, gây thiệt hại cho nông dân Trung Quốc và rõ ràng phá vỡ những hạn chế mà nước này đã cam kết khi gia nhập WTO. Do hoạt động này diễn ra liên tục và lặp lại rõ ràng nhiều lần, chúng tôi sẽ không đứng yên khi đối tác thương mại của mình không tuân thủ những luật lệ như tất cả các nước đang thực hiện. Chúng tôi sẽ ráo riết theo đuổi vụ kiện này nhân danh nông dân Mỹ và giúp chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm trước những tiêu chuẩn thương mại toàn cầu công bằng.”

Hiệp hội quốc gia các nhà sản xuất lúa mỳ (NAWG) và Liên hiệp lúa mỳ Mỹ (USW) ủng hộ động thái thương mại mới của Mỹ chống lại Trung Quốc.

“Một nỗ lực điều tra lớn do Văn phòng đại diện thương mại Mỹ và USDA theo đuổi trong 5 năm, cùng USW, NAWG và các đối tác trong ngành khác, đã chỉ ra tác động của các chính sách hỗ trợ nội địa của Trung Quốc gây thiệt hại cho nông dân Mỹ. Các chương trình hỗ trợ của Trung Quốc khiến nông dân Mỹ thiệt hại khoảng 650 – 700 triệu USD do mất cơ hội xuất khẩu và giá toàn cầu kìm hãm, theo nghiên cứu năm 2016 của đại học Iowa, tăng 19% so với mức thiệt hại được tính toán tương tự trong năm 2015 do hiệu ứng gây ra trên các thị trường chứng khoán toàn cầu.”

Văn phòng USTR cho biết Trung Quốc, thông qua các chương trình trợ cấp cho gạo Indica (gạo hạt dài), Japonica (gạo hạt ngắn và trung bình), lúa mì và ngô vượt tổng mức hỗ trợ cam kết theo thỏa thuận WTO về nông nghiệp. Trung Quốc thông báo mức giá tối thiểu mà chính phủ sẽ thu mua các hàng hóa nông sản này tại các tỉnh sản xuất chính trong suốt vụ thu hoạch. Thông qua chương trình thu mua này, Trung Quốc duy trì giá nội địa cao hơn mức giá trên thị trường quốc tế từ năm 2012, ảnh hưởng đến các quyết định sản xuất nội địa và bóp méo thị trường Trung Quốc.”

“Trợ cấp sản xuất lúa mì tại Trung Quốc và các nước phát triển khác là vấn đề chính sách lớn nhất ảnh hưởng tới giá cổng trại và các luồng thương mại toàn cầu.” Chủ tịch USW Alan Tracy cho biết. “Với việc lên tiếng chống lại Trung Quốc, USTR và USDA đang cho thấy các ràng buộc thương mại có thể đảm bảo rất nhiều thỏa thuận và chương trình nghị sự tiền thương mại thực sự có lợi ích cho nông dân Mỹ.”

Cáo buộc từ phía Mỹ nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã cam kết thông qua Lịch trình WTO không triển khai trợ cấp nội địa bóp méo thương mại, ngoại trừ trợ cấp nội địa ở mức hoặc thấp hơn mức tối thiểu 8,5% cho mỗi sản phẩm nông sản, nhưng đã triển khai các biện pháp trợ cấp cao hơn nhiều so với mức cam kết trên, phá vỡ cam kết Thỏa thuận Nông nghiệp WTO.

“Thông qua cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại, Trung Quốc – từ một thị trường nông sản trị giá 2 tỷ USD cho nông sản Mỹ, đã phát triển thành thị trường trị giá hơn 20 tỷ USD. Nhưng chúng ta (Mỹ) có thể còn làm tốt hơn thế, đặc biệt nếu xuất khẩu ngũ cốc có thể cạnh tranh tại Trung Quốc trên một sân chơi công bằng. Đáng tiếc là các chương trình trợ giá của Trung Quốc đã khuyến khích sản xuất lúa mỳ, ngô và gạo tại Trung Quốc, qua đó thay thế các sản phẩm nông sản nhập khẩu. Khi Trung Quốc gia nhập WTO, nước này đã cam kết hạn chế các biện pháp trợ cấp bóp méo thương mại, nhưng đã thất bại trong việc tuân thủ cam kết này, mang lại thiệt hại lớn cho nông dân Mỹ.”

Cáo buộc thương mại lần này đánh dấu lần thứ 14 USTR đệ trình lên WTO chống lại Trung Quốc từ năm 2009.

Theo World Grain



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường