Trong 8 tháng đầu năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu 3,3 triệu tấn gạo, doanh thu xuất khẩu đạt 1,43 tỷ USD, giảm 13,5% về lượng và 10% về giá trị. Việt Nam vẫn giữ 1 triệu tấn gạo theo các hợp đồng chưa giao và 1,2 triệu tấn gạo trong kho dự trữ. Theo các chuyên gia ngành, gạo dự trữ thu mua cso mức giá cao, trong khi giá gạo quốc tế đang giảm, càng chồng chất khó khăn cho các nhà chế biến xuất khẩu gạo Việt Nam.
Cạnh tranh trên thị trường quốc tế mạnh và các nước xuất khẩu khác cũng hạ giá chào bán. Ví dụ giá gạo Thái 5% tấm thường chào bán ở mức trên 400 USD/tấn, hiện chỉ ở mức 370 USD/tấn. Thậm chí giá gạo Pakistan còn giảm xuống mức 330 USD/tấn.
Các chuyên gia ngành cũng cho rằng giá gạo nội địa sẽ không tăng trong ngắn hạn bất chấp các hợp đồng xuất khẩu ký được với lượng tương đối cao. Theo ông Lâm Anh Tuấn, giám đốc công ty Thịnh Phát, xuất khẩu gạo trong năm 2016 sẽ thấp hơn dự đoán. Những nỗ lực xuất khẩu của Thái Lan trong khi nhu cầu toàn cầu chậm lại là một trong những lý do đẩy giá giảm.
Thương mại gạo toàn cầu hàng năm khoảng 40 triệu tấn, bất cứ sự tăng nguồn cung bất thường từ một nguồn nào cũng ảnh hưởng mạnh tới thị phần của những nhà xuất khẩu khác.
“Năm 2016, VFA ban đầu đặt mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn nhưng do biến động thị trường, VFA đã buộc phải điều chỉnh mục tiêu. Mục tiêu mới là 4,9 triệu tấn, nhưng không ai có thể dự đoán bất cứ điều gì do phụ thuộc hoàn toàn và diễn biế thị trường.”
Theo VFA, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 13,3% trong 8 tháng đầu năm 2016. Trong khi đó, nông dân tại ĐBSCL đã gần hoàn tất thu hoạch vụ hè thu và sản lượng cũng không cao. Mặc dù vậy, giá lúa không tăng do nguồn cung gạo Campuchia tràn vào thị trường nội địa.
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,68 tỷ USD, giảm 3,94% về giá trị dù tăng nhẹ về lượng.
Theo Black Sea Grain