Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các biện pháp kiểm soát giá châm ngòi cho khủng hoảng dự trữ gạo tại Trung Quốc
04 | 10 | 2016
Nông dân với những chiếc xe tải chở đầy lúa mới thu hoạch xếp hàng nhiều ngày vào cuối tháng 12/2015 bên ngoài cơ quan quản lý ngũ cốc thuộc hạt Luoshan, Hồ Nam – Trung Quốc.

Một dấu hiệu ở đầu hàng trở nên rõ ràng: “Đầy. Không mua thêm nữa”. Nhưng nông dân vẫn tiếp tục chờ đợi, hy vọng rằng cuối cùng thì họ cũng có thể bán được lúa.

Nông dân Luoshan không còn xa lạ gì với việc xếp hàng chờ với hàng xe đầy lúa gạo. Vài năm bội thu đã khiến thị trường lúa gạo cả nước dư thừa cung, khiến nông dân ngày càng khó bán lúa cho SinoGrain – cơ quan dự trữ ngũ cốc Trung Quốc.

Giống như hầu hết nông dân tại Trung Quốc, những nông dân Luoshan muốn bán lúa cho Sinograin theo cơ chế thu mua hàng năm sau vụ thu hoạch do chính phủ trả giá cao.

Nhưng từ năm 2013, Sinograin – công ty nhà nước quản lý các kho dự trữ ngũ cốc của nước này thông qua thu mua và bán gạo, ngô, kê và các loại ngũ cốc khác theo giá nhà nước ấn định, đã phải xoay xở vất vả để hấp thụ hết những vụ sản xuất lúa gạo bội thu. Các nhà kho tại khu vực Luoshan của công ty này đã gần như đầy khi nông dân quay trở lại vào tháng 12/2015. Thiếu kho dự trữ trở thành vấn nạn quốc gia.

Sinograin đang xây các kho mới và hợp tác với cac công ty tư nhân có thể cung cấp kho bãi. Trong suốt mùa thu năm 2015, Sinograin đã mở 115 nhà kho mới trên khắp cả nước nhưng cuộc khủng hoảng kho dự trữ vẫn tiếp diễn.

Trên cả nước, Sinograin có thể dự trữ tới 500.000 tấn gạo, nhưng cơ quan này đã mua đến 1,7 triệu tấn gạo cho nông dân cả nước trong năm 2013, 1,2 triệu tấn trong năm 2014 và ước khoảng 1,5 triệu tấn trong năm 2015.

Hầu hết lượng gạo thu mua từ năm 2013 vẫn còn nằm trong kho của Sinograin cho tới tận đầu năm 2016. Một số chuyên gia lo ngại rằng một lượng lớn gạo dự trữ có thể bị hỏng trước khi được bán ra thị trường.

Cuộc khủng hoảng kho dự trữ tại Trung Quốc là hệ quả của chênh lệch giá thị trường và giá thu mua của chính phủ. Sinograin không thể tìm đủ người mua ngũ cốc sẵn sàng trả mức giá cao mà chính phủ nước này đặt ra.

Năm 2015, Sinograin được yêu cầu trả cho nong dân mức giá từ 2.700 – 3.100 NDT/tấn gạo tại tỉnh Hồ Nam. Mưc giá này cao gấp đôi giá gạo nhập khẩu từ Thái Lan và Việt Nam.

Cơ chế giá của chính phủ đã câm ngòi động cơ thu mua gạo từ Việt Nam và Thái Lan của các nhà nhập khẩu. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết nhập khẩu gạo đã tăng 23% trong năm 2015 so với năm 2014 lên 3,3 triệu tấn, tương đương khoảng 2% tổng sản lượng gạo cả nước.

Một số chuyên gia cho rằng lượng gạo nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch chiếm khoảng 25% tiêu dùng tại khu vực châu thổ sông Châu Giang, bao gồm cả tỉnh Quảng Đông đông dân.

Các lực lượng thị trường đang hoạt động ngược lại với kế hoạch của chính phủ Trung Quốc. Năm 2015, theo các hồ sơ của Sinograin, công ty đã lên kế hoạch bán 101 triệu tấn gạo trên thị trường nội địa. Nhưng do giá quá cao, chỉ 5,3 triệu tấn được tiêu thụ.

Từ năm 2005, Sinograin đã được chính phủ yêu cầu triển khai chương trình thu mua ngũ cốc trên toàn quốc mà Bắc Kinh đã đặt giá thu mua bán buộc và lượng gạo thu mua sẽ được dự trữ tại các kho ngũ cốc quốc gia. Chương trình này được thiết kế để bảo vệ thu nhập của nông dân và thúc đẩy sản xuất. Nông dân ủng hộ chính sách của chính phủ và tất cả đều có thể bán lúa cho Sinograin.

Nhưng những tác nhân khác trên thị trường lại cho rằng giá chính phủ ấn định quá cao và các biện pháp kiểm soát giá này đang bóp méo thị trường ngũ cốc và thực phẩm chế biến tại Trung Quốc. Ví dụ, một nhà máy chế biến gạo tại Luoshan cho biết ông và các nhà chế biến khác đang đứng trên bờ vực phá sản do chương trình thu mua gạo của chsinh phủ tăng lên mức giá quá cao.

Trong khi đó, đối mặt với cạnh tranh ngày càng tăng từ gạo nhập khẩu giá rẻ hơn, giá thị trường gạo chế biến đang giảm. “Nếu chương trình thu mua lúa gạo của chsinh phủ tiếp tục, tất cả các nhà máy chế biến gạo Trung Quốc sẽ chết.”

Nhà máy chế biến gạo Wuli tại Xinyang, gần Luoshan, đang gặp áp lực từ khi chương trình thu mua lúa gạo của chính phủ bắt đầu từ năm 2005. Chương trình này đã làm tê liệt hoạt động của công ty do đẩy giá lúa tăng cao và giá gạo chế biến giảm.

Chủ nhà máy cho biết ông đã mất 2 triệu NDT trong 2 năm qua. Hơn nữa, ông đang ngày càng gặp nhiều khó khăn để tìm nguồn gạo giá hợp lý, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Hoạt động kinh doanh tại Xinyang Shanxin Rice Co., nhà chế biến gạo lớn nhất Hồ Nam, đang gặp rất nhiều khó khăn, khiến công ty phải cắt giảm 30% lao động do doanh thu giảm mạnh.

Một số nhà chế biến gạo đang xoay xở tăng doanh thu bằng cách cho Sinograin thuê kho, mặc dù theo luật thì họ không được phép sử dụng các kho dự trữ này cho hoạt động chế biến của công ty.

Chủ một công ty chế biến gạo khác cho rằng nhà máy của ông sẵn sàng sử dụng gạo dự trữ trong kho Sinograin cho chế biến. Tuy nhiên khi mua gạo dự trữ từ các kho này sẽ cần tăng kiểm tra chất lượng do các nhà kho của Sinograin thường mua gạo mà không thông qua kiểm tra chất lượng. Ngũ cốc dự trữ cho chế biến có thể giúp giảm chi phí vận chuyển ngũ cốc sau thu hoạch.

Chủ nhà máy cũng cho biết công ty ông đang xem xét khả năng xây dựng nhà kho cho Sinograin thuê khi cơ chế thu mua gạo mà chính phủ Trung Quốc tiếp tục triển khai.

Tuy nhiên, ngũ cốc dự trữ cho Sinograin có thể không giải quyết được các kho khăn của doanh nghiệp chế biến ngũ cốc. Điều cần thiết là cam kết cải cách chương trình kiểm soát giá của chính phủ.

Một số chuyên gia đang kiến nghị thay thế các biện pháp kiểm soát giá nhằm bảo vệ nông dân trong khi duy trì giá ngũ cốc giảm một cách giả tạo. Trong một khuyến nghị khác, chính phủ nên thúc đẩy nông dân chuyển đổi sang các hoạt động sản xuất khác sinh lời hơn. Khuyến nghị này đi ngược lại chính sách khuyến khích nông dân tăng sản xuất ngũ cốc để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia của chính phủ Trung Quốc.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng chính phủ nên để thị trường quyết định giá ngũ cốc, bao gồm việc để các công ty tư nhân cạnh tranh với Sinograin.

Ngoài việc khiến nông dân xếp hàng ngày qua ngày với các xe tải đầy lúa gạo, thiếu kho dự trữ cũng đang gây thiệt hại cho chính Sinograin. Ví dụ 81 nhân viên tại chi nhánh Hồ Nam của Sinograin, bao gồm giám đốc quản lý Li Changxuan, đã bị bắt giữ và kết tội chung thân vào năm 2011 do tham nhũng trong quá trình vận hành kho.

Một nhà chức trách giấu tên của Sinograin cho rằng hệ thống cho phép các nhà chế biến lương thực cung cấp kho dự trữ cho Sinograin sẽ giúp công ty giám sát và kiểm soát chất lượng ngũ cốc. Chi phí quản lý của Sinograin quá cao nhưng chất lượng ngũ cốc lại đang giảm.

Bên ngoài nhà kho Luoshan của Sinograin, nhà giao dịch ngũ cốc Zhang Liansheng cho biết ông đã xếp hàng 8 ngày liên tục và hy vọng Sinograin sẽ xây thêm kho dự trữ.

Theo Caixin



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường