Thị trường cao su khu vực châu Á lập ra nhằm tạo ra một trung tâm giao dịch hàng hóa vật chất cho Thái Lan, Malaysia và Indonesia, mở cửa từ 26/9. Cho đến nay, trung tâm này vẫn chưa thực hiện một giao dịch nào, theo Stella Novita – phó chủ tịch phát triển sản phẩm tại Sàn giao dịch hàng hóa và phái sinh Indonesia cho biết.
Ba nước châu Á này chiếm 68% tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu, đã thống nhất thành lập một thị trường cao su khu vực vào năm 2014 trong một chiến lược lập giá tham chiếu cho cao su tự nhiên vật chất trên thị trường quốc tế. Các hợp đồng cao su tương lai hiện đang được giao dịch trên các sàn giao dịch hàng hóa châu Á tại Tokyo, Thượng Hải và Singapore. Ngày 23/9 vừa qua, Cơ quan cao su của Thái Lan đã phê chuẩn 5 công ty tham gia vào thị trường khu vực nói trên.
Theo bà Lukman, sàn giao dịch này đang hoạt động nhưng vẫn chưa có giao dịch được thực hiện. Sự chuẩn bị của ba nước tham gia cần kéo dài hơn. Tất cả các thành viên sẽ trở thành thành viên của ICDX và tuân thủ các quy định và quy tắc của ICDX, được phê chuẩn bởi Cơ quan quy định giao dịch hàng hóa tương lai.
Cao su giao dịch trên thị trường sẽ tính bằng US cents/kg FOB tại cảng bốc hàng và mỗi hợp đồng sẽ là 20,16 tấn. Giao dịch sẽ được thực hiện từ thứ 2 – 6 trong 2 phiên, phiên đầu tiên từ 9am-11am và phiên thứ 2 từ 1pm – 5pm theo múi giờ Jakarta.
Người mua và người bán ban đầu có thể tiếp cận theo hướng chờ đợi và quan sát, theo nhận định của Bộ Trồng trọt và hàng hóa Indonesia. Các nhà giao dịch cần có thời gian để thay đổi nhận thức khi hiện nay người mua – người bán vẫn thực hiện các đàm phán riêng lẻ.
Theo Bloomberg