Liệu khuynh hướng giá tăng tiếp diễn trong nửa cuối năm 2016 và năm tới hay không? Điều này phụ thuộc vào các yếu tố nội địa và quốc tế.
Trên thị trường cao su tự nhiên Ấn Độ, giá RSS5 tăng 4 Rupee trong tháng 4 và 8,5 Rupee trong tháng 5. Trong 18 ngày đầu thagns 6, giá RSS5 tiếp tục tăng 16,5 Rupee. Giá tăng trên thị trường nội địa có cùng diễn biến với thị trường quốc tế. Tại Bangkok, từ tháng 4 tới ngày 2/6, giá RSS3 đã tăng tương đương 13 Rupee.
Kể từ đầu năm 2015, tất cả những nước sản xuất cao su lớn đều chịu thua lỗ nặng nề. Thái Lan chiếm 35% tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu. Nhưng trong năm 2016, sản lượng cao su của Thái Lan trong 5 tháng đầu năm đã giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức suy giảm sản lượng tại Indonesia là 6,5%, Trung Quốc là 6,7%, và Ấn Độ là 24%.
Tại tất cả các nước trừ Trung Quốc, 90% sản lượng cao su được sản xuất bởi nông dân sản xuất nhỏ. Giá giảm khiến hoạt động cạo mủ và chăm sóc cây bị giảm. Một số nông dân đã tối thiểu hóa số ngày cạo mủ và thậm chí không cạo mủ. Một số lựa chọn đốn hạ cây cao su và chuyển sang hoạt động sản xuất khác. Tại các nước sản xuất cao su chính, sản lượng giảm suát mạnh.
El Nino là một nguyên nhân khác gây giảm sản lượng.
Ngoài ra, những vấn đề nội địa Thái Lan cũng đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất. Chính phủ quân sự Thái Lan đã xác định 880.000ha đất trồng cây cao su không có giấy phép. Chính phủ nước này có kế hoạch chặt các cây cao su trên diện tích 240.000ha trước tháng 12/2016. Theo Bộ Nông nghiệp Thái Lan, động thái này sẽ làm giảm sản lượng cao su tự nhiên của Thái Lan khoảng 200.000 tấn.
Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của IMF cho thấy một số dấu hiệu cải thiện trên nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, một số nguồn tin cho hay dự trữ cao su tại cảng Chengdu của Trung Quốc đã giảm đáng kể. Cảng này chiếm khoảng 70% lượng cao su nhập khẩu của Trung Quốc. Do dự trữ nhanh chóng cạn kiệt, nhu cầu cao su từ Trung Quốc được dự đoán sẽ cải thiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, một số báo cáo khác cũng cho biết hai công ty thương mại cao su quốc tế lớn đã hoãn xuất khẩu sang Trung Quốc, có thể gây ra sự bất ổn cho nguồn cung cao su sẵn có tại thị trường này.
Ảnh hưởng của dầu thô lên giá cao su rất lớn – giá dầu thô tăng thì giá cao su nhân tạo cũng tăng. Phụ thuộc vào chênh lệch giá, các nhà giao dịch cho rằng cao su tự nhiên và nhân tạo có thể thay thế lẫn nhau. Do đó, khi giá dầu thô tăng, giá cao su nhân tạo tăng, nhu cầu đối với cao su tự nhiên có giá rẻ tương đối cũng được cải thiện. Do đó, các nhà giao dịch hiện vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến giá dầu.
RSS3 giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đóng vai trò đặt ra khuynh hướng giá cao su toàn cầu. Giao dịch thực hiện bằng đồng Yên, và các nhà giao dịch phần lớn là từ các nước ngoài Nhật Bản. Do đó, tỷ giá giao dịch giữa USD và Yên cũng là một yếu tố có tính chất quyết định lên biến động giá RSS3 trên sàn TOCOM.
Khi giá tương lai tăng, giá cao su vật chất cũng tăng trên thị trường quốc tế. Trong ngắn hạn, biến động tiện tệ cũng ảnh hưởng lên thị trường cao su.
Thị trường cao su toàn cầu bắt đầu cải thiện từ giữa tháng 4. Từ 30/4 đến nay, thuế nhập khẩu đánh vào cao su tự nhiên tại Ấn Độ đã tăng từ 20% lên 25%. Chi phí nhập khẩu 1kg cao su tăng lên trên 6 Rupee. Trong tổng tiêu dùng cao su tự nhiên nội địa tại Ấn Độ, 41% là từ nguồn nhập khẩu. Tăng chi phí nhập khẩu có thể đẩy tăng nhu cầu đối với cao su tự nhiên sản xuất nội địa.
Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường nội địa là đồng Rupee đang yếu đi so với đồng USD, giảm từ 61,8 Rupee/1USD trong tháng 3 xuống còn 62,2 Rupee/1USD vào đầu tháng 5 và 64 Rupee/1USD vào 17/6. Nhập khẩu thanh toán bằng đồng USD nên đồng Rupee yếu đi sẽ làm tăng giá cao su nhập khẩu.
Trong báo cáo triển vọng hàng hóa, IMF cho rằng đến cuối năm 2016, giá cao su sẽ nhích tăng nhẹ và còn rất nhiều rào cản cho một đợt tăng giá mạnh trên thị trường toàn cầu.
Tại Ấn Độ, ngày càng nhiều cây cao su tại các bang khác nhau không còn được thu hoạch mủ, nhưng hoạt động cạo mủ và sản xuất sẽ phục hồi trở lại, đặc biệt là tại Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.
Theo The Hindu Business Line