Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Biến động thời tiết và thị trường khiến Costa Rica cân nhắc ra sao về trồng lại cà phê Robusta?
11 | 10 | 2016
3 thập kỷ trước, Costa Rica đã thẳng tay loại bỏ Robusta ra khỏi ngành sản xuất cà phê của nước này nhằm thúc đẩy sản xuất Arabica, loại cà phê được các nhà rang xay cao cấp trên toàn cầu trả giá cao hơn.

Tuy nhiên, giờ đây, khi nhiệt độ ngày càng tăng và dịch bệnh đe dọa sản xuất cà phê Arabica, nước sản xuất cà phê lớn thứ 14 thế giới này đang xem xét khả năng quay trở lại trồng Robusta – loại cà phê đắng hơn, nhiều caffeine hơn đang có nhu cầu tăng trên toàn cầu.

Hội đồng cà phê quốc gia Costa Rica, một nhóm các đại diện ngành cà phê và chính phủ, có trách nhiệm đặt ra chính sách cà phê quốc gia, đã nhóm họp trong một phiên gặp bất thường vào thứ 7 tuần vừa qua để xem xét liệu quy định đưa ra từ năm 1988 chống lại sự hiện diện của cà phê Robusta trên đất nước này có nên được dỡ bỏ. Theo ông Luis Zamora, quản lý cấp nhà nước về cà phê thuộc Bộ Nông nghiệp cho biết quyết định của hội đồng có tác động tới tầm chính phủ.

Ông Zamora cho biết cuộc họp đã cho thấy những tính toán về sản xuất Robusta đang thay đổi. “Trong khía cạnh về chất lượng và giá, nhờ các thỏa thuận thương mại tự do, cà phê Robusta thực sự có nhu cầu trên thị trường”.

Việc xét lại khả năng sản xuất Robusta của Costa Rica cho thấy biến đổi khí hậu đang tá động tới sản xuất cà phê ra sao. Trong khi nhu cầu cà phê toàn cầu đang tăng lên, cả hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta đều nhạy cảm trước biến động thời tiết và có những rủi ro dài hạn.

Đến năm 2050, diện tích đất phù hợp cho sản xuất cà phê toàn cầu dự kiến giảm 50%, đối với Arabica với thách thức nhiệt độ toàn cầu tăng và Robusta với thách thức biến đổi khí hậu, theo một báo cáo công bố cuối năm 2015 trên tạp chí Climate Change.

Tại Guatemala, một số người trồng cà phê đang thay thế cà phê Arabica bằng Robusta, do rủi ro bệnh gỉ sắt tăng lên cùng với nhiệt độ tăng. Tại Nicaragua, Honduras và El Salvador, nông dân trồng cà phê Arabica, đặc biệt là tại các vùng đất thấp hơn, đang chuyển sang các cây trồng phù hợp với thời tiết ấm, như cacao, cà chua và các loại ớt.

Tại Costa Rica, việc xem xét quay trở lại với Robusta gây ra không ít tranh cãi. Bất chấp những lợi thế của Robusta, nhiều chuyên gia lo ngại rằng cà phê Robusta sẽ làm giảm uy tín của Costa Rica, nổi tiếng là nhà sản xuất Arabica chất lượng cao.

Bất chấp những lo lắng này, ICAFE trong tháng 9 đã khuyến nghị rằng Robusta không nên bị loại trừ ra khỏi sản xuất theo quy định. ICAFE cũng dự đoán sản lượng Arabica năm 2016 của Costa Rica sẽ giảm 7%, – mặt hàng nông sản chỉ chiếm một phần nhỏ bé nhưng rất có uy tín của đất nước này, là sinh kế của 47.182 nhà sản xuất đăng ký hoạt động.

Cho phép sản xuất Robusta sẽ giúp giảm nhu cầu nhập khẩu loại cà phê này cho tiêu dùng nội địa, khi sản xuất Arabica suy giảm. Việc cho phép sản xuất Robusta cũng có thể giúp cải thiện sinh kế của những nông dân ở ngoài khu vực phù hợp cho sản xuất Arabica.

Để tránh ảnh hưởng tới uy tín cà phê Arabica của Costa Rica, ICAFE khuyến nghị cà phê Robusta phải được trồng tại các khu vực riêng biệt. Tuy vậy, việc sản xuất Robusta vẫn còn gây nhiều tranh cãi tại nước này.

Theo ông Andrew Hetzel, nhà tư vấn tại Coffee Strategies chất lượng cà phê tại các quán cà phê cũng như cà phê hòa tan ngày càng được tầng lớp trung lưu tại các nước đang phát triển ưa chuộng đang là động lực chính thúc đẩy tiêu dùng cà phê toàn cầu. Nhu cầu tăng và chỉ riêng Arabica không thể đáp ứng đủ nhu cầu này.

Được phát hiện tại Ethiopia và hiện được trồng rộng rãi tại các nước Mỹ Latin, châu Phi và châu Á, Arabica từ lâu đã có vị thế áp đảo trên thị trường cà phê toàn cầu và chiếm 60% tổng sản lượng.

Tuy nhiên, tính nhạy cảm cao của loại cà phê này đối với sương giá, hạn hán và nhiệt độ tăng đang gây ra những cú shock cung và biến động giá mạnh. Ví dụ, trong năm 2014, hạn hán và nhiệt độ cao hoành hành tại Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, nhà cung cấp cà phê Arabica số 1 thế giới, khiến hoạt động sản xuất của nươc này bị thiệt hại nặng. Những lo ngại về nguồn cung đã đẩy giá tăng gấp đôi trong gần 4 tháng lên gần 2,15 USD/lb.

Robusta – chủ yếu được trồng tại Việt Nam, Brazil, Indonesia và Uganda – có năng suất cao hơn, chi phí đầu vào thấp hơn và kháng bệnh roya, một loại nấm tấn công cây cà phê và gây ra bệnh rụng lá, tốt hơn.

Một số nhà rang xay cũng đang coi Robusta là nguồn cà phê đáng tin cậy hơn và đỡ đắt đo rhown, giúp tăng gấp đôi tỷ trọng trong cơ cấu sản lượng cà phê toàn cầu trong 50 năm qua lên 40%. Robusta cũng đang thu hút sự quan tâm từ thị trường cà phê đặc sản do những người sản xuất cải thiện kỹ thuật canh tác và chế biến. Một phân khúc thị trường ngách mới là loại cà phê cao cấp của Nespresso từ cà phê Robusta của Nam Sudan.

Khủng hoảng khí hậu

Hoạt động sản xuất cà phê tại Trung Mỹ đang đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu. Cà phê Arabica được trồng tại các vùng có nhiệt độ tương đối mát và đất đai màu mỡ tại các sườn núi lửa của khu vực này.

Tuy nhiên, năm 2012, sự bùng phát bệnh rụng lá lan rộng, được nhiệt độ tăng châm ngòi – đã khiến sản xuất thiệt hại nặng. Các nông dân Trung Mỹ đã đốn các vườn cà phê cũ và tái canh với các giống kháng bệnh gỉ sắt bất cứ khi nào có thể.

Một số người trồng cà phê đã bỏ vườn và di cư tới các thành phố và tới Mỹ, theo ông Rene Leon-Gomez, thư ký thường trực của tập đoàn cà phê Trung Mỹ Promecafe cho biết.

Gần 20% lực lượng lao động trong ngành cà phê Trung Mỹ, với khoảng 374.000 người, đã mất việc làm trong cuộc khủng hoảng dịch gây ra bởi bệnh rụng lá trong năm 2012 và 2013, theo Viện Hợp tác nông nghiệp liên châu Mỹ cho biết.

Tại Costa Rica, bệnh rụng lá làm giảm diện tích trồng Arabica xuống còn 84.000ha trong năm 2016, so với 98.000ha hồi năm 2011 – trước thời điểm dịch bệnh bùng phát, theo báo cáo của USDA tại Costa Rica cho biết. Sản lượng giảm từ 1,9 triệu bao hồi năm 2008 xuống còn 1,4 triệu bao trong năm 2015.

Chính phủ Costa Rica đã hỗ trợ 42 triệu USD để nông dân đối phó với dịch bệnh và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm trầm trọng hơn các đợt dịch bệnh trên cây cà phê. Thậm chí với cả những người sản xuất lập tức bắt tay vào khôi phục hoạt động từ ngay sau khủng hoảng, các chuyên gia cũng khuyến cáo một số rủi ro thời tiết khác, nổi bật là nhiệt độ tăng, có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất cà phê.

Đầu năm 2016, sau khi nông dân sản xuất nhỏ đề nghị được phép trồng Robusta, Bộ Nông nghiệp Costa Rica đã quyết định xem xét vấn đề rộng hơn, liệu lệnh cấm sản xuất cà phê Robusta vẫn còn phù hợp, với điều kiện thị trường và biến đổi khí hậu như hiện nay.

Tuy nhiên, cuối cùng, hội đồng cà phê quốc gia của Costa Rica, một nhóm các đại diện ngành cà phê và chính phủ có quyền quyết định chính sách cà phê tại quốc gia Trung Mỹ này, đã tiếp tục duy trì lệnh cấm sản xuất ca phê Robusta tại nước này.

Theo Reuters



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường