Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bán thủy sản tại Nhật Bản: Cần sáng tạo để sống sót trong cạnh tranh
12 | 10 | 2016
Thủy sản luôn là một trong những mặt hàng quan trọng nhất trong các siêu thị lớn tại Nhật Bản. Các hệ thống phân phối thủy sản tại Nhật Bản rất phức tạp do có nhiều trung gian, nhưng có một số cách để giảm bớt số bước trong quá trình phần phối bằng việc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất và HTX. Bài viết sau tập trung vào giải thích cách mà các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thủy sản quy mô nhỏ tại Nhật Bản tồn tại.

Thủy sản luôn là một trong những mặt hàng quan trọng nhất trong các siêu thị lớn tại Nhật Bản. Các hệ thống phân phối thủy sản tại Nhật Bản rất phức tạp do có nhiều trung gian, nhưng có một số cách để giảm bớt số bước trong quá trình phần phối bằng việc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất và HTX. Bài viết sau tập trung vào giải thích cách mà các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh thủy sản quy mô nhỏ tại Nhật Bản tồn tại.

Hàng loạt các loại thủy sản được cung cấp tại các siêu thị Nhật Bản có thể khiến người ta choáng ngợp. Thủy sản là một trong những mặt hàng bán chạy nhất trong khu vực thực phẩm tươi được phân phối với số lượng lớn và các sản phẩm nhập khẩu.

Các siêu thị lớn đang tăng thị phần doanh thu thủy sản và thiết lập những thỏa thuận giao dịch trực tiếp với các cơ sở sản xuất như các HTX thủy sản. Các HTX thủy sản có khả năng đàm phán mức giá có lợi hơn khi giao dịch trực tiếp với các siêu thị. Nhưng kẽ hở nào cho các tác nhân khác trong ngành có thể tồn tại? Một số, như các ngư dân, các công ty thủy sản và các nhà bán lẻ đang sáng tạo ra nhiều cách để tăng khả năng cạnh tranh.

Những nỗ lực của ngư dân

Ngư dân có khuynh hướng tự bán thủy sản để nhận tiền ngay, tương xứng với nỗ lực sản xuất của họ. Tự phát triển thị trường và các kênh phân phối đang trở nên ngày càng quan trọng do các công ty giao dịch khối lượng lớn hiện đang trên cơ, ngay cả khi ngư dân chào bán thủy sản chất lượng cao thì các công ty này vẫn có thể ép giá xuống.

Trong một nỗ lực giải quyết vấn đề này, chính quyền quận Ehime, tại phía tây bắc Shikoku đã bắt đầu chứng nhận cho các ngư dân dưới 45 tuổi có hoàn thành khóa học về các kỹ năng nuôi thủy sản và bán hàng.

Khóa học này bao gồm tập huấn cho những ngư dân không chỉ sản xuất thủy sản mà còn tham gia sâu hơn vào phân phối và bán sản phẩm của họ. Một số trong những ngư dân này đã thành lập HTX có tên the Ehime Nintei Gyogyoshi (ngư dân được chứng nhận). Hiện HTX này đã tự đăng ký nhãn hiệu và tiến hành các khảo sát thị trường định kỳ, cũng như bán thủy sản trực tiếp cho người tiêu dùng.

Sau thảm họa sóng thần năm 2011, hoạt động khai thác tại các khu vực bị thiệt hại đối mặt với thách thức lớn trong việc khôi phục sản xuất. Các doanh nghiệp phải giải quyết hàng loạt vấn đề như thiếu vốn, công nhân xây dựng và vật liệu cũng như kéo dài thời gian chờ phê duyệt hành chính, và tồi tệ hơn, đã 5 năm trôi qua mà ngành khai thác thủy sản tại khu vực bị tàn phá vẫn thấp hơn nhiều mức trước thảm họa.

Nhưng một số ngư dân, như ngư dân nuôi hàu Hiromitsu Ito tại thị trấn cảng Ogatsu, Miyagi, đang tạo ra một mô hình kinh doanh trực tiếp. Các khách hàng của Ito thanh toán phí thành viên và có thể mua trực tiếp sản phẩm từ hoạt động sản xuất của ông. Ito và đối tác kinh doanh đang sử dụng quỹ thành viên để giúp các ngư dân khác trở lại công việc, tập huấn nghề với hy vọng giữ cho ngành thủy sản địa phương tồn tại.

Sức hút của ngành thủy sản

Sản lượng thủy sản khai thác nội địa của Nhật Bản suy giảm qua từng năm, với sự thu hẹp của ngành chế biến thủy sản do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm. Do đó, các nhà chế biến đang xoay sang nguyên liệu thủy sản nuôi trồng.

Sau thành công của đại học Kindai trong nuôi cá ngừ vây xanh vào năm 2002, các doanh nghiệp như Sojitz và Nippon Suisan Kaisha đang tự tiến hành các nghiên cứu để nuôi ấp nhân tạo cho tới nuôi cá trưởng thành. Sojitz đã mở một trại nuôi cá ngừ sau khi cảm thấy cuộc khủng hoảng liên quan đến các quy định đánh bắt quốc tế và nguồn lợi cá ngừ suy giảm. Nippon Suisan Kaisha Ltd. cũng đã bắt đầu nghiên cứu nuôi ấp cá ngừ vây xanh từ năm 2007, với mục tiêu sẽ thương mại hóa sản phẩm cá ngừ từ mùa đông năm 2017. Trong năm tài khóa bắt đầu từ tháng 4/2018, công ty kỳ vọng sẽ bán được 10.000 con cá ngừ, tương đương khoảng 500 tấn.

Một ví dụ khác là sản xuất trứng cá tầm tại Miyazaki. Tại đây, Japan Caviar Inc., một công ty bán trứng cá trên toàn Nhật Bản, đang hợp tác với Miyazaki Prefectural Fisheries Research Institute và một nhóm nông dân nuôi cá tầm để tạo ra một thị trường mới cho cá tầm trắng bằng cách sản xuất và kinh doanh trứng cá. Japan Caviar Inc., cũng bán trực tiếp sản phẩm thông qua các kênh khác nhau như nhà hàng cao cấp, cửa hàng tiện lợi và các hãng hàng không lớn của Nhật Bản.

Các nhà bán lẻ

Các nhà bán lẻ đang quay trở lại dịch vụ giao hàng tận nhà và các cửa hàng chuyên bán thủy sản. Giao hàng tận nhà đang ngày càng được ưa chuộng nhờ niềm tin của khách hàng sẽ có sản phẩm mà họ đặt hàng một cách an toàn. Trong khi đó, Hiệp hội thủy sản Nhật Bản khảo sát thấy cá phile là mặt hàng cá được ưa chuộng nhất trong hệ thống bán lẻ.

Một số nhà bán lẻ và sản xuất đang chào bán các sản phẩm giá trị gia tăng mới như cá thu. Thông thường, các sản phẩm giá trị gia tăng thấp như phile cá thu tẩm muối có biên lợi nhuận thấp. Nhưng một sản phẩm mới đang thu hút sự chú ý là phile cá thu ướp trong kombudashi (một loại tảo biển), lấy cảm hứng từ một cách chế biến truyền thống của Nhật Bản, trong khi các cách chế biến phương Tây hơn như cá thu ướp với húng quế, cũng đang được ưa chuộng.

Nhằm duy trì lợi nhuận và thu hút khách hàng, liên tục cải tiến và cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng cao sẽ ngày càng quan trọng trên thị trường Nhật Bản.

Theo The Fish Site



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường