Nhóm kinh tế của tổng thống Rodrigo Duterte đã quyết định không tìm cách gia hạn hạn chế định lượng nhập khảu gạo, sẽ hết hiệu lực vào tháng 6/2017, theo thỏa thuận với WTO.
Thư ký Nông nghiệp Emmanuel Piñol cho rằng ông cần thêm 2 năm để giúp nông dân Philippine chuẩn bị cạnh tranh với các loại gạo giá rẻ từ các nhà cung cấp gạo chính cho nước này là Thái Lan và Việt Nam.
Bất kỳ động thái dỡ bỏ hạn chế định lượng nào cũng sẽ thu hút các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam, hai nhà xuất khẩu luôn tham gia bất kỳ đợt đấu thầu nhập khẩu nào của Philippines. Các nhà chức trách kinh tế Philippines cho rằng nguồn gạo nhập khẩu rẻ hơn sẽ giúp giảm giá bán lẻ gạo tại nước này.
“Tất cả những gì chúng tôi đang yêu cầu là gia hạn thêm 2 năm”, ông Pinol phát biểu trước chính phủ để thuyết phục kéo dài hạn chế định lượng nhập khẩu.
Quốc gia Đông Nam Á này là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã duy trì hạn ngạch nhập khẩu từ năm 1995 khi gia nhập WTO và kể từ đó, tổ chức này đã cho phép Philippines gia hạn 2 lần.
Philippines đã được phê chuẩn duy trì hạn chế khu vực tư nhân tham gia nhập khẩu gạo vào năm 2014 cho tới tháng tháng 6/2017, nhưng đã nâng hạn ngạch nhập khẩu hàng năm từ 350.000 tấn lên 805.200 tấn và giảm thuế nhập khẩu từ 40% xuống còn 35%.
Philippines nhập khẩu hơn 1 triệu tấn gạo hàng năm, bao gồm cả lượng gạo mua phi thuế của NFA. Thư ký kế hoạch kinh tế xã hội Ernesto Pernia cho biết ông cùng với Thư ký tài chính Carlos Dominguez và Thư ký ngân sách đã thỏa thuận dỡ bỏ hạn chế định lượng và tin rằng cạnh tranh sẽ thúc đẩy nông dân Philippines cải thiện tính hiệu quả.
“Nếu chúng ta cho phép gạo chi phí thấp nhập khẩu vào tràn ngập thị trường, điều này sẽ giảm động lực sản xuất của nông dân trồng lúa Philippines, và làm lợi cho các nước xuất khẩu gạo”. Theo ông Pinol, nếu chính phủ dỡ bỏ hạn ngạch vào năm tới, ông sẽ ủng hộ đề xuất của một số nhóm nông dân muốn nâng mức thuế nhập khẩu lên 72%.
Cơ quan phát triển và kinh tế quốc gia được cho là đang tìm cách nâng thuế nhập khẩu lên 50% khi hạn ngạch nhập khẩu được dỡ bỏ.
Theo Reuters