So với dự báo đưa ra hồi tháng 7, điều chỉnh tăng nhập khẩu gạo của châu Phi mà FAO đưa ra chủ yếu liên quan tới các nước Tây Phi. Đặc biệt là trường hợp của Bờ Biển Ngà, nước có sản lượng lúa gạo coa kỷ lục trong 2015, được dự đoán sẽ thu hoạch 1,4 triệu tấn gạo trong năm 2016, mức kỷ lục mới của nước này.
Sản xuất lúa gạo của Senegal cũng được dự đoán tăng lên mức 1,2 triệu tấn, nhưng mức sản lượng này vẫn thấp hơn 200.000 tấn so với năm 2015. Nhu cầu gạo thơm cao là nguyên nhân khiến FAO nâng dự báo xuất khẩu gạo sang Ghana năm 2016 tăng 100.000 tấn so với năm 2015 lên 620.000 tấn.
Trong khi đó, FAO hạ dự báo nhập khẩu gạo của Sierra Leone xuống mức thấp nhất trong 6 năm, đạt 250.000 tấn trong năm 2015. Suy giảm nhập khẩu của nước này chủ yếu do sản xuất nội địa tăng và đồng nội tệ giảm giá.
Với các điều chỉnh dự báo này, FAO cho rằng xuất khẩu gạo sang Tây Phi trong năm 2016 sẽ đạt 8,3 triệu tấn, tăng 150.000 tấn so với năm 2015. Nhập khẩu gạo của châu Phi gặp các trở ngại do nguồn cung nội địa năm 2015 tăng, đồng thời đồng nội tệ yếu cũng làm giảm động lực nhập khẩu.
FAO cũng tăng dự báo nhập khẩu gạo năm 2016 lên 200.000 tấn do chính sách gần đây của chính phủ nước này tăng nhập khẩu gạo nhằm tăng cường dự trữ và hạ nhiệt giá gạo nội địa. Mặc dù chính phủ nước này đã quyết định nhập khảu 500.000 tấn gạo nhưng vẫn chưa rõ về tiến độ nhập khẩu lượng gạo này. FAO cho rằng phần lớn lượng gạo sẽ được nhập khẩu trong năm 2017.
FAO dự báo nhập khẩu gạo năm 2016 của Nam Phi sẽ đạt 900.000 tấn. Nhu cầu gạo của Nam Phi tăng do giá ngô nội địa tăng cao, đồng Rand yếu khiến gạo trở thành một lựa chọn thay thế đắt tương đối. Tình hình này phản ánh trong số liệu nhập khẩu gạo của Nam Phi trong 8 tháng đầu năm 2016 giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 570.000 tấn.
FAO dự đoán nhập khẩu gạo của châu Phi sẽ đạt 14,1 triệu USD trong năm 2017, tăng 2% so với năm 2016, nhưng vẫn thấp hơn 1 triệu tấn so với mức cao kỷ lục ghi nhận trong năm 2014. Nguyên nhân chính dẫn tới triển vọng nhập khẩu giảm tại châu Phi là do sản xuất nội địa tăng, dẫn tới nhập khẩu giảm tại Bờ Biển Ngà, Mozambique, Madagascar và Senegal trong năm 2017.
Châu Phi có khuynh hướng giảm nhập khẩu ngay cả khi giá gạo trên thị trường quốc tế ở mức thấp có thể thúc đẩy nhập khẩu gạo tại châu lục này diễn biến sôi động hơn. Tăng trưởng nhu cầu gạo tại châu Phi có khuynh hướng vượt tăng trưởng sản xuất; tại một số nơi, các kho dự trữ không đủ đáp ứng nhu cầu cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu tăng, đối với trường hợp của Burkina Faso, Ghana, Liberia và Mauritania. Trong trường hợp của Liberia, nhập khẩu gạo sẽ tiếp tục tăng nhờ nước này miễn trừ thuế nhập khẩu gạo từ năm 2016. Trong khi Ghana cũng dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu gạo qua các biên giới trên đất liền mà nước này đặt ra từ tháng 11/2013.
Nigeria cũng được cho là sẽ tăng nhập khẩu để củng cố các kho dự trữ và làm dịu bất cứ đợt tăng giá mạnh nào. FAO dự báo nhập khẩu gạo của Nigeria sẽ tăng 200.000 tấn lên 2,5 triệu tấn. Tuy nhiên, mức nhập khẩu này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 3,6 triệu tấn gạo Nigeria nhập khẩu trong năm 2012, do đồng Naira yếu đi và chính phủ nước này đặt ra các quy định hạn chế nhập khẩu. Các chính sách này bao gồm hạn chế tiếp cận các thị trường ngoại hối đối với csac nhà giao dịch, cấm vận chuyển gạo quốc tế và đặt ra mức thuế cao đối với các lô hàng nhập khẩu gạo trực tiếp vào nước này.
Nhu cầu nhập khẩu cũng được dự đoán tăng tại các nước Đông Phi. FAO nâng dự báo nhập khẩu gạo của Kenya lên 470.000 tấn và nhập khẩu gạo của Ethiopia đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 2011. Năm 2017, FAO dự báo Ethiopia sẽ nhập khẩu 270.000 tấn.
Theo FAO