Tek Reth Kamrang, thư ký Bộ Thương mại, cho iế 23 sản phẩm dã đăng ký với Bộ theo chương trình tìm kiếm các thị trường quốc tế cho các sản phẩm này.
Phát biểu tại một buổi họp báo, George Edgar, đại sứ EU tại Campuchia, việc EU cấp chứng chỉ GI cho các sản phẩm nông sản của Campuchia sẽ giúp tăng thu nhập của nông dân nhỏ nước này, phát triển và củng cố chuỗi giá trị và cải thiện tiếp cận thị trường cho xuất khẩu.
EU đã cung cấp chỉ dẫn địa lý (GI) cho sản phẩm hạt tiêu Kampot của Campuchia ngày 18/2, là sản phẩm đầu tiên được cấp chứng chỉ này. Hiện hạt tiêu Kampot hưởng lợi từ mức bảo vệ rất cao trên thị trường EU. Bất cứ sản phẩm nào bán tại các nước EU mang tên “hạt tiêu Kampot” phải đến từ khu vực được công nhận, bao gồm Kampot và tỉnh láng giềng của Kampot.
Đường thốt nốt Kampong Speu cũng đang được xem xét nhận chứng nhận vị thế GI từ cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban châu Âu vào cuối năm nay, theo Hiệp hội xúc tiến đường thốt nốt Kampong Speu (KSPSPA).
Sok Sarang, tư vấn tại KSPSPA, cho biết hồ sơ của Hiệp hội đã được nộp và đang xác nhận thông tin liên quan đến xuất xứ của đường thốt nốt để bán mặt hàng này trên thị trường EU. Alexandre Huynh, đại diện UNFAO tại Campuchia cho biết GI rất quan trọng đối với Campuchia lẫn EU. “Mọi người hiện đã hieur về chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Các sản phẩm GI sẽ giúp tiếp cận thị trường tốt hơn và có thể cạnh tranh mạnh với các đối thủ khác”.
Theo Khmer Times