3/10 thị trường tạp hóa trực tuyến lớn nhất toàn cầu năm tại châu Á, với Trung Quốc đứng đầu, Nhật Bản đứng thứ 3 và Hàn Quốc đứng thứ 6, cho thấy sức mạnh của thị trường châu Á. Tại Thái Lan, thị trường tạp hóa TMĐT được dự báo sẽ sớm bùng nổ, với sự tăng lên của di động và sự xuất hiện dự kiến của hệ thống thanh toán điện tử “Any ID” trong năm 2017.
4 yếu tố chính đang lèo lái động lực tăng trưởng doanh thu tạp hóa điện tử tại châu Á: thay đổi nhân khẩu học, bao gồm đô thị hóa, sự nổi lên của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, ảnh hưởng ngày càng tăng của thế hệ người tiêu dùng thập niên 2000s, gia tăng sử dụng di động và internet, cải thiện cơ sở hạ tầng logistics, và ngày càng nhiều người thamgia TMĐT.
Do khu vực này đang nhanh chóng tiến tới điểm bùng phát, 4 mô hình sẽ giúp tạp hóa TMĐT nở rộ bao gồm:
-
Kết hợp thương mại truyền thống và thương mại điện tử
Các nhà bán lẻ truyền thống đang nhanh chóng xây dựng các kênh TMĐt của mình và kết quả là mọi nhà bán lẻ đều có một gian hàng trực tuyến. Các nhà bán lẻ này có mạng lưới cửa hàng rộng lớn, có thể sử dụng để lấy hàng – giao hàng, cho họ về lợi thế cự li. Họ cũng có nguồn hàng mạnh và năng lực quản lý mặt hàng tốt, đồng thời đã tích lũy được một lượng thông tin lớn về người mua. Ví dụ, tại Thái Lan, Central Food Retail cung cấp dịch vụ giao hàng trên khắp Thái Lan và Tesco Lotus có kế hoạch tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh trực tuyến mỗi năm trong 3 – 5 năm tới.
Tuy nhiên, những nhà bán lẻ này còn lạ lẫm với thế giới trực tuyến và thường thiếu kinh nghiệm cung cấp các trải nghiệm cho khách hàng và marketing trực tuyến, đồng thời cần cải thiện khả năng hoàn thành các đơn hàng. Điều này là cơ hội cho các nhà sản xuất có thể hợp tác với các nhà bán lẻ,
Các nhãn hiệu có thể tạo ra các nội dung số để hỗ trợ hoạt động trực tuyến của các nhà bán lẻ. Một ví dụ điển hình là website đặc biệt của Unilever tại Indonesia, cung cấp các trải nghiệm Ramadan để hỗ trợ các hoạt động xúc tiến kinh doanh trực tuyến của các nhà bán lẻ.
-
Các tạp hóa trực tuyến chỉ kinh doanh một số hàng hóa nhất định
Các nhà bán lẻ này thường có một nền tảng công nghệ và làm tốt việc marketing và bán hàng trực tuyến. Họ có quyền hạn với một số danh mục nhất định để đáp ứng các nhu cầu xác định của khách hàng, nhằm tăng sự trung thành và tránh cạnh tranh về giá với các nhà bán lẻ lớn. Họ không bán qua nhiều mặt hàng nhưng thường xử lý và giao hàng nhanh hơn.
Mặt khác, các nhà tạp hóa trực tuyến là lĩnh vực thâm dụng vốn lớn nhất trong TMĐT và làm gia tăng áp lực lên các nhà bán lẻ. Một số nhà bán lẻ trực tuyến chỉ cung cấp một số mặt hàng cụ thể nhưng không có quan hệ đối tác mạnh với các nhà cung cấp và hàng hóa của họ thường khá hạn chế.
Các nhà sản xuất có thể thiết kế các sản phẩm độc quyền cho các nhà bán lẻ này nhằm giúp họ xây dựng quyền lực cho hàng hóa chào bán. Ví dụ, Archipelago Brewery của APB cung cấp loại bia RedMart đôc quyền cho thị trường Singapore.
-
Chợ trực tuyến
Các chợ trực tuyến ngày càng quan trọng tại châu Á hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, nghĩa là cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ đều quan tâm tới xây dựng quan hệ đối tác với nhau. Các chợ trực tuyến như Alibaba và JD.com thu hút rất nhiều lượt xem, có cơ sở khách hàng rất lớn, đã thiết lập các hệ thống thanh toán và giao hàng, có năng lực phân tích dữ liệu lớn rất tốt.
Bất chấp chi phí cao cho các nhà cung cấp để vận hành các gian hàng trên chợ trực tuyến, các chợ này vẫn là một kênh phải có tại châu Á. Các nhà sản xuất hàng hóa tiêu dùng nhanh có thể giúp thúc đẩy đa dạng hóa mặt hàng chào bán trên các chợ trực tuyến và tăng quy mô đơn hàng với mức độ thường xuyên hơn.
Một ví dụ điển hình của sự hợp tác với các nhà sản xuất tại chợ trực tuyến là Oreo Colorfilled, được phát triển độc quyền cho khách hàng của Tmall. Người mua có thể lựa chọn mẫu thiết kế, màu sắc, chọn mẫu Oreo và thêm lời nhắn cá nhân lên sản phẩm bánh được đóng gói. Các sản phẩm tùy chỉnh này giúp các thương hiệu nổi bật trên các chợ trực tuyến.
-
Các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3
Các dịch vụ bốc và giao hàng đang nở rộ nhằm tạo sự thuận tiện cho những người mua sắm hạn hẹp thời gian. Chi phí lao động thâp và mật độ dân số cao giúp mô hình này khả thi về kinh tế. Một số nhà bán lẻ đang hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thay vì tự xây dựng các hệ thống giao hàng từ số 0.
Nhà cung cấp dịch vụ bốc và giao hàng HappyFresh giúp những người mua sắm từ nhiều siêu thị như Gourmet Market, Big C và Tesco Lotus lấy hàng và giao hàng tại cửa cho khách hàng.
Theo Bangkok Post