USDA tại Hà Nội hạ dự báo sản lượng cà phê Việt Nam năm 2016 xuống còn 26,6 triệu bao, tương đương giảm 8% hay 2,3 triệu tấn so với năm 2015. Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới. Dự đoán này thấp hơn 600.000 tấn so với dự báo chính thức của USDA, và ít tiêu cực hơn một số dự đoán khác.
Theo Hiệp hội cà phê và cacao Việt Nam (Vicofa), sản lượng cà phê Việt Nam sẽ giảm từ 10 – 20%, dựa trên nhận định của nhà xuất khẩu cà phê lớn của Việt Nam là Intimex. Trong khi đó, BMI Research dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam năm 2016 đạt 26,88 triệu bao. Tuy nhiên, USDA Hà Nội cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của những đợt mưa muộn giúp cây cà phê phục hồi từ điều kiện đặc biệt tồi tệ hồi đầu năm, dẫn tới nhiều cây cà phê yếu đi và cho năng suất thấp hơn.
Theo USDA tại Hà Nội, mưa thuận lợi từ tháng 8 giúp cây cà phê phục hồi sau đợt khô hạn khốc liệt kéo dài. Mưa vào ban đêm và nắng vào ban ngày là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và tăng trưởng của cây cà phê. Những cơn mưa cũng thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng của phân bón, vốn yêu cầu có độ ẩm để thẩm thấu vào cây, giúp nông dân cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây ra trái như thường lệ mà còn tạo cành cho vụ sản xuất năm 2017/18.
Mặc dù vậy, USDA tại Hà Nộ vẫn cảnh báo khả năng sản lượng cà phê Việt Nam có thể phục hồi thấp hơn dự đoán với rủi ro những người trồng cà phê chuyển đổi sang cây trồng khác. “Tính kinh tế của sản xuất cà phê tại Việt Nam đang thay đổi. Nông dân đang chuyển từ sản xuất cà phê sang các cây trồng khác, mang lại thu nhập cao hơn”. USDA tại Hà Nội chỉ ra các loại cây trồng đang được chuyển đổi sang như cây bơ, cây thanh long, và đặc biệt là sang cây hồ tiêu, mà Việt Nam đang là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới.
“Nong dân thu lợi nhuận cao hơn từ trồng tiêu đen. Thực tế là loại cây trồng này đang thu hút một số lượng lớn nông dân chuyển đổi các vườn cà phê của họ sang trồng hồ tiêu. Sự mở rộng sản xuất hồ tiêu có thể đe dọa sản xuất cà phê tại Tây Nguyên, nơi có nguồn lực đất nông nghiệp hạn chế”.
USDA Hà Nội neo dự báo xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2016/17 ở mức 25,1 triệu bao – thấp hơn 2,1 triệu bao so với dự báo chính thức của USDA và giảm 4,4 triệu bao so với niên vụ 2015/16. Nguyên nhân là do dự trữ đầu kỳ thấp và sản lượng được dự báo giảm.
Với vị thế nước xuất khẩu Robusta hàng đầu thế giới, vụ thu hoạch gây thất vọng tại Việt Nam là vấn đề những người mua quốc tế đặc biệt quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất không mấy tích cực tại Brazil và Indonesia. Nhiều người mua đang phải thay thế cà phê Robusta bằng nguồn cà phê Arabica chất lượng thấp, nới rộng chênh lệch giá Robusta – Arabica, trước khi có đợt điều chỉnh từ giữa tháng 11.
Theo Agrimoney