Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Brazil có thể tiếp tục thiếu cà phê Robusta trong năm 2017
16 | 12 | 2016
Brazil có thể trải qua năm thứ 3 liên tiếp có sản lượng Robusta đáng thất vọng do những hệ quả của hạn hán, khiến nước này gặp áp lực phải nhập khẩu loại cà phê này lần đầu tiên trong lịch sử.

Sự phục hồi mạnh bất ngờ của sản lượng cà phê Arabica sau hạn hán 2 năm trước không khiến các nhà đầu tư tin rằng sản xuất Robusta sẽ phục hồi với tốc độ tương đương, theo ông Carlos Brando, nhà tư vấn tại World Bank nhận định. “Sau năm 2014, sản xuất Arabica phục hồi nhanh hơn nhiều so với dự đoán nhưng tình hình diễn ra khác hẳn trong sản xuất Robusta”, chỉ ra sự khác biệt giữa nông học giữa hai loại cà phê này, theo đó cây cà phê Robusta chịu tác động từ tình trạng thiếu nước mạnh hơn do không thể chạm tới các nguồn nước tầng sâu.

Cây cà phê Robusta được trồng vô tính, có khuynh hướng sản sinh ra vài rễ trên bề mặt đất, trái ngược với loại cây sinh trưởng từ hạt giống, có rễ đơn, cắm sâu xuống đất. Khuynh hướng rễ nông khiến cây cà phê Robusta chỉ sinh trưởng tốt và ổn định ở các khu vực có thủy lợi phổ biến, như tại bang Espirito Santo, được biết tới là bang sản xuất cà phê Robusta lớn nhất Brazil.

“Hệ thống thủy lợi khiến cây cối trở nên biếng nhác – không sản sinh được rễ cắm sâu vào lòng đất để hút ẩm”, ông Brando phát biể. Tình hình này khiến cây cà phê đặc biệt dễ tổn thương trước những đợt thủy lợi ngừng hoạt động hồi năm ngoái do nhiều vùng bị hạn hán, dẫn tới nhiều cây bị chết. Nếu không được tái canh ngay thì các diện tích cà phê bị chết sẽ chưa thể ra quả cho tới năm 2018.

Các nhận định trên được đưa ra khi chính phủ Brazil đang xem xét một lựa chọn dễ dàng cho nước này – đó là nhập khẩu cà phê Robusta lần đầu tiên trong lịch sử, dù Brazil là nước sản xuất Robusta lớn thứ 2 thế giới. Mặc dù nhập khẩu cà phê Robusta chưa bao giờ bị cấm chính thức nhưng mức độ hối lộ cần thiết để có được giấy phép nhập khẩu khiến hoạt động nhập khẩu cà phê Robusta tại Brazil trở nên bất khả thi.

Tuy nhiên, trước triển vọng thiếu nguồn cung cà phê Robusta, sau hai năm hạn hán liên tiếp 2015 – 16, các nhà rang xay cà phê, và đặc biệt là những hiệp hội sản xuất cà phê hòa tan, đang gây áp lực cho phép nhập khẩu cà phê Robusta dễ dàng hơn.

Việt Nam và Indonesia, hai nước sản xuất đứng thứ 1 và 3 trong sản xuất cà phê Robusta toàn cầu, có thể sẽ là những nguồn cung cấp.

Trong khi nhiều nhà rang xay cà phê có thể sử dụng cà phê Arabica thay thế Robusta, đây không phải là lựa chọn của các công ty sản xuất cà phê hòa tan. Ông Brando ước tính nhu cầu đối với cà phê Robusta của ngành sản xuất cà phê hòa tan của Brazil là 4,5 triệu bao hàng năm, trong đó, khoảng 3,6 triệu bao dùng cho xuất khẩu.

Theo Agrimoney



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường