Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành TACN, thủy sản ngày 19/12
19 | 12 | 2016
Trung Quốc tăng cường sản xuất phụ gia TACN. Nhật Bản, Nga phát triển hoạt động chế biến thủy sản tại Indonesia. H5N6 được phát hiện tại Tứ Xuyên

Trung Quốc tăng cường sản xuất phụ gia TACN

Trung Quốc đặt mục tiêu giảm nhập khẩu phụ gia TACN trong giai đoạn 2016-2020. Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 13, Trung Quốc sẽ tập trung vào tăng cường sản xuất nội địa phụ gia và hỗn hợp dinh dưỡng cao. Theo CCM, một hãng phân tích thị trường tập trung vào thị trường TACN Trung Quốc, trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ giảm mạnh nhập khẩu phụ gia như các loại vitamins, amino acids và methionine. Bộ này cũng muốn giảm sự phụ thuộc vào phụ gia protein nhập khẩu và đang khuyến khích sử dụng amino acids tổng hợp. Tuy nhiên, CCM cho biết thêm rằng việc Trung Quốc tập trung vào sản xuất nội địa có thể là cơ hội tốt cho các hoạt động đầu tư vào ngành phụ gia TACN của nước này,

Nhật Bản, Nga phát triển hoạt động chế biến thủy sản tại Indonesia

Bộ thủy sản và nghề cá Indonesia cho biết Nhật Bản và Nga đang quan tâm tới mở các nhà máy chế biến thủy sản tại nước này, cùng với các kho lạnh đi kèm tại 36 địa điểm, bao gồm Sabang, Natuna, Muara Baru, và Makassar. Theo Bộ trưởng Susi Pudjiastuti, các nhà đầu tư Nhật Bản muốn xây dựng tại 6 địa điểm. Trong dự án Sabang, Nhật Bản sẽ xây dựng một trung tâm nuôi cá ngừ, sẽ là dự án đầu tiên đi vào vận hành. Các dự án còn lại dự kiến bắt đầu khởi động vào năm 2017. Mỗi nhà máy cần có khoản đầu tư tối thiểu khoảng 2 – 5 triệu USD.

Trong khi đó, Blackspace của Nga sẽ đầu tư xây dựng 30 nhà máy, sau khi hoàn thiện cảng Untia tại Makassar. Cảng này đã đi vào hoạt động từ tháng 11 và là dự án hợp tác với doanh nghiệp thủy sản thuộc sở hữu nhà nước Perikanan của Indonesia.

H5N6 được phát hiện tại Tứ Xuyên

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho hay một đợt bùng phát dịch cúm H5N6 đang xảy ra tại phía Tây Nam tỉnh Tứ Xuyên, ảnh hưởng tới 13.000 gia cầm trong một trang trại và đã khiến 11.000 con trong đó bị chết.

“Toàn bộ 38.000 gia cầm tại trang trại này đã được cách ly và dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát”, Bộ này cho biết. Dịch cúm H5N6 đã diễn ra tại Trung Quốc từ đầu tháng 10, khi nước này thông báo về hai đợt bùng phát riêng rẽ tại tỉnh Cam Túc và Hồ Bắc lên Tổ chức thú y thế giới (OIE). Các đợt bùng phát dịch cúm vào tháng 10 đã ảnh hưởng lên hơn 100.000 gia cầm.

Theo Asian Agribiz



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường