Theo ông Charoen Laothammatas, chủ tịch Hiệp hội cho biết xuất khẩu gạo năm 2017 sẽ tập trung vào một số thị trường có nhu cầu đang tăng như Trung Đông – khu vực đang có sức mua tăng nhờ giá dầu tăng. Tuy nhiên, cạnh tranh cũng sẽ tăng lên trên thị trường thế giới do sản xuất gạo toàn cầu được dự báo tăng nhẹ. Các yếu tố khác cũng cần được theo dõi bao gồm: phục hồi kinh tế toàn cầu với tăng trưởng mạnh hơn tại một số nước, chủ yếu là Mỹ, trong khi Trung Quốc được dự báo có tăng trưởng kinh tế chậm hơn.
Giá dầu được dự báo tăng cũng sẽ tác động tới giá các hàng hóa và nông sản, trong khi biến đổi khí hậu cũng có tác động tới sản xuất gạo và các ngũ cốc khác.
Chính sách của Thái Lan nhằm giảm sản xuất gạo và diện tích trồng lúa và kế hoạch xả kho gạo của chính phủ nước này cũng tác động lên giá gạo trên thị trường, theo nhận định của ông Charoen. Các hợp đồng G2G cũng tác động tới lượng và giá trị xuất khẩu gạo trong năm 2017.
Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho biết trong 11 tháng đầu năm 2016, Thái Lan đã xuất khẩu 8,17 triệu tấn gạo, tăng 1,6% về lượng và 0,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong tháng 11/2016,, xuất khẩu gạo tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2015 lên 1 triệu tấn, tăng 24,8% về giá trị. Tăng mạnh xuất khẩu gạo trong tháng 11/2016 phần lớn là nhờ hợp đồng bán gạo cho COFCO của Trung Quốc theo hợp đồng G2G, cũng như tăng xuất khẩu sang Malaysia, Nhật Bản và Philippines. Lượng gạo xuất khẩu sang một số nước châu Phi cũng tăng.
Trong tháng 11/2016, xuất khẩu gạo trắng của Thái Lant ăng mạnh 24% so với tháng 10/2016 lên 531.843 tấn, trong khi xuất khẩu gạo đồ giảm 6,4 trong cùng kỳ so sánh xuống còn 247.731 tấn và xuất khẩu gạo Hom Mali tăng 37% lên 202.901 tấn. Trong tháng 12/2016, Hiệp hội dự báo lượng xuất khẩu gạo sẽ đạt 800.000 tấn.
Theo The Nation