Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục đối mặt với một năm mới khó khăn
08 | 02 | 2017
Bất chấp mọi khó khăn, Việt Nam sẽ nỗ lực đạt kim ngạch xuất khẩu gạo trên 5 triệu tấn trong năm 2017. Đây là tuyên bố của VFA trong những ngày đầu năm 2017.

Phát biểu tại hội thảo đánh giá kết quả hoạt động của VFA trong năm 2016 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng thư ký VFA, năm 2016, Việt Nam chỉ xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, trị giá 2,12 tỷ USD, giảm 25,5% về lượng và 20.57% về giá trị. Trong năm 2016, thị trường quốc tế dư cung và sản xuất nội địa tại các nước nhập khẩu gạo lớn tăng trong những năm gần đây là nguyên nhân khiến Việt Nam giảm xuất khẩu gạo.

Năm 2017, xuất khẩu gạo Việt Nam có khả năng đối mặt với một năm khó khăn phía trước do cung vượt cầu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế ngày càng khốc liệt. Ông Huệ dẫn chiếu dữ liệu của USDA cho biết sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2016/17 ước tăng 1,6% so với năm 2015 lên 480 triệu tấn do diện tích sản xuất tăng tại nhiều nước, bao gồm Úc, Myanmar, Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Pakistan, Thái Lan và Mỹ. Xuất khẩu gạo toàn cầu cũng được dự báo tăng thêm 1 triệu tấn, tương đương 2,6%, lên 40,6 triệu tấn. Dự trữ gạo toàn cầu liên tục tăng trong 3 năm vừa qua và được dự báo đạt mức cao nhất kể từ niên vụ 2001/02.

Theo ông Huỳnh Thế Năng, chủ tịch VFA, bất chấp những khó khăn trên, các doanh nghiệp ngày gạo sẽ nỗ lực tăng xuất khẩu trong năm 2017 để đảm bảo nông dân có đầu ra. Về dài hạn, ngành lúa gạo Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu gạo giá trị cao để tăng vị thế thị trường. Ông Năng cho biết Cục BVTV và các cơ quan có liên quan khác sẽ triển khai các biện pháp nhằm tăng vệ sinh và an toàn thực phẩm của lúa gạo Việt Nam để đảm bảo khả năng tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

VFA cho biết các nhà xuất khẩu nên đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm và tăng cường liên kết với nông dân để đảm bảo nguồn cung ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường. Ông Huệ kêu gọi Bộ NNPTNT xây dựng một phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc tế tại Cần Thơ để hỗ trợ các nhà xuất khẩu kiểm tra chất lượng gạo, đặc biệt là phát hiện ra các dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, thay vì phải gửi sang các nước khác để phân tích như hiện nay.

Ông Năng cho rằng các nhà chức trách địa phương cần cố gắng nhiều hơn trong hướng dẫn nông dân sản xuất lúa gạo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, khuyến khích học tăng sử dụng giống xác nhận và cải thiện các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật và tài chính.

Theo ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch kiêm tổng giám đốc CTCP Intimex – một trong 10 nhà xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước, trong khi xuất khẩu các loại gạo khác giảm, xuất khẩu gạo Japonica và gạo nếp tăng lần lượt 136,95% và 96,59%. “Nhưng nông dân lại đang tăng mạnh sản xuất lúa gạo nếp, có thể tạo nên rủi ro dư cung”. Ông cho rằng chính phủ nên làm việc với phía Trung Quốc để hỗ trợ xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường này. “Chúng ta đang gặp cạnh tranh quyết liệt về giá với Pakistan và Ấn Độ. Tình hình còn nhiều khó khăn nhưng nếu chúng ta lựa chọn đầu tư vào các giống như gạo thơm và gạo nếp thì có thể có cơ hội”.

Theo ông Lê Thanh Tùng từ Cục Trồng trọt, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu gạo nếp, gạo thơm, gạo Japonica và các loại gạo chất lượng cao. Bên cạnh nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tập trung vào xây dựng thương hiệu.

VFA kêu gọi chính phủ phê chuẩn chương trình tạm trữ gạo cho vụ đông xuân để đảm bảo nông dân không bị thua thiệt. Ông Tùng cho biết Bộ NNPTNT dựa vào tình hình sản xuất – tiêu thụ lúa gạo trong tháng 2 – 3 sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này. Ông Tùng cho biết thêm, chất lượng lúa gạo vụ đông xuân 2016/17 tốt hơn niên vụ trước.

Theo VNS



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường