Trong số tất cả các phân khúc sản phẩm trên thị trường chè toàn cầu, doanh thu từ phân khúc thị trường chè đen được dự báo sẽ dẫn đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 5,1%/năm trong giai đoạn 2016 – 2024. Phân khúc sản phẩm này được cho là sẽ duy trì vị thế áp đảo, chiếm 42,5% giá trị thị trường chè toàn cầu trong giai đoạn trên.
Nhờ sự ưa chuộng ngày càng tăng đối với các hương vị đa dạng trên thị trường chè và các phân khúc khách hàng mới ra đời cùng với sự xuất hiện của những hương vị chè mới như hương chanh, hương bạc hà, hương chocolate, và các hương vị khác được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh tăng trưởng trên thị trường chè giai đoạn 2016 – 2021. Với sự sẵn có của một loạt các hương vị chè khác nhau trên toàn cầu, dẫn đến tăng cơ sở khách hàng và điều này được dự báo sẽ mang lại tăng trưởng tích cực cho thị trường chè giai đoạn 2016 – 2024.
Một tách chè có rất nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng tiêu dùng quá nhiều chè có thể mang đến một số tác dụng phụ không mấy dễ chịu. Theo một nghiên cứu, một tách trà chứa từ 14 – 60milligrams caffeine, ít hơn trong cà phê. Caffein tác động lên con người theo nhiều cách khác nhau, dẫn tới khó ngủ, lo lắng, nhịp tim bất thường, tiêu chảy và các hiệu ứng khác. Theo trung tâm y học của đại học Maryland, tiêu dùng quá nhiều chè xanh làm tăng rủi ro ung thư phổi, ung thư kết trực tràng và ung thư thực quản. Ngoài ra, chè có thể gây ra một số tác động như huyết áp cao, chứng mất ngủ kinh niên, lo lắng và đau dạ dày. Ngoài ra, sự sẵn có các loại đồ uống thay thế cho chè có thể tác động tới người tiêu dùng, làm giảm tiêu dùng chè trong giai đoạn phân tích trên.
Phân khúc chè đen được cho là sẽ đóng góp tương đối lớn doanh thu ngành chè toàn cầu, khoảng 42,1% giá trị thị trường chè toàn càu đến cuối năm 2016. Phân khúc chè xanh cũng được dự báo có tăng trưởng doanh thu thuận lợi trên thị trường chè thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 5,4% trong giai đoạn 2016 – 2024.
Thị trường chè toàn cầu cũng được phân chia theo kênh phân phối: đại siêu thị/siêu thị, các cửa hàng trực tuyến, các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng tiện lợi, và các kênh phân phối khác. Trong số các kênh phân phối, đại siêu thị/siêu thị được dự báo sẽ đóng góp doanh thu cao đáng kể nhất trong thị trường chè toàn cầu.
Các thị trường Bắc mỹ, châu Á Thái Bình Dương và châu Âu được dự báo sẽ đóng góp lớn trong tăng trưởng chung của thị trường chè toàn cầu. Thay đổi trong triển vọng tiêu dùng chè, tăng tiêu dùng chè ở trẻ con và những người trẻ tuổi, sự nổi lên mạnh mẽ của các quán cà phê và ngành thực phẩm ăn nhanh tại các khu vực đô thị dẫn tới tăng nhu cầu tiêu dùng chè trên toàn cầu, là những yếu tố được cho là động lực của tăng trưởng thị trường chè toàn cầu. Trong số các khu vực, châu Á Thái Bình Dương được cho là sẽ chiếm phần lớn doanh thu (41,2%) trên thị trường chè toàn cầu năm 2016, theo sau là châu Âu.
Thị trường châu Á Thái Bình Dương có tốc độ tăng trưởng cao nhất về giá trị trong giai đoạn 2016 – 2024. Doanh số của các hương vị chè khác nhau tại Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á Thái Bình Dương tổng cộng chiếm hơn 83,1% tổng doanh thu thị trường chè đến hết năm 2016. Trong số các thị trường chè theo chủng loại, chè đen và chè xanh được dự báo tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2016 – 2024.
Các công ty vận hành thị trường chè toàn cầu là Associated British Foods, WISSOTZKY TEA, Unilever, Starbucks Corporation, Akbar Brothers Ltd, Nestlé S.A, Tata Global Beverages (Tata Tea Ltd.), DAVIDs TEA, và The Republic of Tea.
Thị hiếu tiêu dùng chè đang thay đổi khi các loại chè giá cao cao (được pha trộn và đóng gói) ngày càng được lòng người tiêu dùng tại các nước sản xuất chè lớn – nơi các loại chè giá thấp vẫn duy trì vị thế chi phối thị trường.
“Trên phạm vi toàn cầu, sản xuất chè đen tăng trưởng hàng năm đạt 2,6%/năm trong giai đoạn 2005 – 2014 và chè xanh tăng trưởng 6,4% nhờ giá tăng liên tục”, theo báo cáo của FAO. Trong báo cáo tháng 5/2016, FAO IGG nhấn mạnh rằng xuất khẩu tăng trưởng hàng năm đạt 1,6%/năm trong thập kỷ qua và đạt 1,73 triệu tấn trong năm 214, chủ yếu nhờ tăng xuất khẩu từ Kenya. Xuất khẩu chè đen trong thập kỷ qua tăng trưởng 3,8%, trong khi xuất khẩu chè xanh tăng trưởng 1,2%.
Lượng chè khả dụng xuất khẩu trên toàn thế giới thực tế đang giảm do tỷ trọng sản lượng chè, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ, được dùng cho tiêu dùng nội địa tăng lên.
Trên toàn cầu, giá chè CTC đang giảm, trái ngược với nhu cầu đang tăng của chè orthodox. “Do các chiến lược quảng bá ráo riết của các nhà sản xuất, ý thức về lợi ích sức khỏe nhờ tiêu dùng chè đang lan rộng trên toàn cầu. Mọi người bắt đầu uống chè thường xuyên hơn, thúc đẩy nhu cầu chè toàn cầu.”
“Tại các nước tiêu dùng chè truyền thống của châu Âu (ngoại trừ Đức) và Nga, tiêu dùng chè giảm trong thập kỷ vừa qua”, theo quan sát của FAO. “Thị trường chè châu Âu đã bão hòa và tiêu dùng chè trên đầu người đang giảm do sự cạnh tranh với các loại đồ uống khác, đặc biệt là nước đóng chai và đồ uống có ga, đang tăng. Trong khi đó, giá dầu giảm tác động tiêu cực tới nhập khẩu chè của Nga. Ngược lại, thị trường châu Á Thái Bình Dương được dự báo tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2016 – 2024. Các nước châu Á Thái Bình Dương như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tăng trưởng mạnh thị trường chè nội địa”.
Không giống như nhiều hàng hóa nông sản khác, đặc biệt là cà phê, “yếu tố chính quyết định tăng trưởng của ngành chè toàn cầu là nhu cầu đối với loại hàng hóa này”, FAO khẳng định.
Theo World Tea News