Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
GOAL: Sản xuất tôm toàn cầu năm 2018 – 2019 dự báo tăng
10 | 10 | 2017
Theo một khảo sát ngành đối với các thành viên của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), sản xuất tôm toàn cầu được dự báo tăng trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng kép 4,8%/năm trong giai đoạn 2016 – 2019.

Trình bày các kết quả khảo sát tại hội thảo nuôi trồng thủy sản trong phiên Triển vọng toàn cầu cho nuôi trồng thủy sản (GOAL) tại Dublin, Ireland, James Anderson, giáo sư tại đại học Florida, cho thấy các chuyên gia ngành dự báo sản lượng tôm toàn cầu sẽ tăng mạnh trong vài năm tới, đặc biệt là trong năm 2018 – 2019. Khảo sát cho thấy sản xuất tăng nhanh hơn trong năm 2017 so với năm 2016. Trong năm 2016, sản xuất tôm toàn cầu tương đối đi ngang.

Ấn Độ và Ecuador được cho sẽ là các động lực chính của sản xuất tôm toàn cầu trong những năm tới. Sản xuất tôm tại Đông Nam Á cũng được dự báo tăng trưởng tốt. “Chúng tôi nhận thấy châu Mỹ – dẫn đầu là Ecuador – và Ấn Độ sẽ là những động lực tăng trưởng chính của sản xuât tôm trên toàn cầu”, ông Anderson phát biểu. “Ấn Độ tăng mạnh sản xuất trong vài năm trở lại đây, với tốc độ tăng hơn 10%/năm. Sản xuất tôm tại châu Mỹ cũng tăng rất mạnh”.

Đề cập đến Đông Nam Á, ông Anderson cho biết: “Giai đoạn 2015 – 2019, chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép của sản xuất tôm tại Đông Nam Á là 7,7%/năm. Ít nhất sản xuất tôm tại Đông Nam Á sẽ đi ngang mặc dù một số nhận định cho rằng sản lượng tôm Đông Nam Á trong thời gian tới sẽ giảm”.

Tại Mỹ Latin, Ecuador dẫn đầu tăng trưởng sản xuất tôm nhưng diễn biến sản xuất tôm tại các nước khác lại khá u ám. “Trong 8 – 9 năm qua, sản xuất tôm tại Ecuador đã diễn ra rất thuận lợi. Ngược lại, Mexico và Brazil đang không đạt được tầm nhìn mà họ kỳ vọng”.

Ông Anderson cho biết tôm thẻ chiếm khoảng 76% tổng sản lượng tôm nuôi toàn cầu, gần 5 triệu tấn. “Chỉ xét tại châu Á, tôm thẻ đã chiếm tới khoảng 71% tổng sản lượng tôm châu Á”. Khi xét tổng thể thủy sản nuôi trồng và thủy sản khai thác, trong thập kỷ qua, sản lượng tôm nuôi đã vượt một nửa sản lượng tôm toàn cầu – “theo ước tính của chúng tôi là vào khoảng 53%”.

Thu thập dữ liệu chính xác

Ông Anderson thừa nhận rằng các thách thức liên quan đến thu thập dữ liệu chính xác về sản xuất tôm – theo như ông nói, vẫn không dễ dàng gì hơn 15 năm trước đây, khi ông bắt đầu thu thập dữ liệu.

Theo thống kê của FAO, sản lượng tôm thẻ toàn cầu luôn tăng kể từ năm 2002 đến nay, ngay cả trong giai đoạn cao điểm bùng nổ các dịch bệnh như bệnh tôm chết sớm. Ngược lại, dữ liệu khảo sát của GAA cho thấy sản xuất tôm thẻ toàn cầu giảm mạnh trong năm 2013 và 2015.  “Rõ ràng dữ liệu của FAO không phản ánh tác động của dịch bệnh trên toàn cầu. Do đó, chúng ta đang ở trong tình trạng bất ổn về mặt dữ liệu”.

Nhưng các ước tính cũng sai khác nhau rất nhiều trong nội bộ ngành. Các số liệu của GAA Trung Quốc cho sản xuất tôm thẻ dao động chỉ từ 600.000 tấn lên tới 1,7 triệu tấn. Dải ước tính cho sản xuất tôm tại Trung Qucoso tăng đặc biệt mạnh từ năm 2010 đến nay.

Theo Undercurrent News (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường