Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành thịt, thủy sản ngày 24/11
24 | 11 | 2017
Xuất khẩu thịt bò Ấn Độ sang Việt Nam gặp khó khăn. Thị trường bán lẻ tạp hóa châu Á tăng trưởng kép 6,6%/năm đến 2022. Tiêu thụ nông sản qua hợp đồng thúc đẩy ngành nông nghiệp Campuchia. Ngành thủy sản Indonesia phục hồi.

Xuất khẩu thịt bò Ấn Độ sang Việt Nam gặp khó khăn

Xuất khẩu thịt bò Ấn Độ sang Việt Nam gặp khó khăn do không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng thịt. Theo cơ quan quản lý ATTP tại Việt Nam, thị trường xuất khẩu thịt trâu lớn nhất của Ấn Độ, chỉ có 32 nhà xuất khẩu thịt Ấn Độ được cấp phép, nhưng các nhà chức trách Việt Nam phát hiện ra số nhà máy đang xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam cao hơn nhiều số được phê duyệt. Cơ quan xúc tiến xuất khẩu của Ấn Độ là APEDA đã gửi cảnh báo tới các nhà xuất khẩu thịt bò về việc các quy định đang được phía Việt Nam triển khai nghiêm ngặt.

Thị trường bán lẻ tạp hóa châu Á tăng trưởng kép 6,6%/năm đến 2022

Thị trường bán lẻ tạp hóa của châu Á sẽ đạt doanh thu 1.200 tỷ USD đến năm 2022, tăng trưởng kép 6,6%/năm. Theo hãng nghiên cứu bán lẻ tạp hóa quốc tế IGD, thị trường tiếp tục phát triển thuận lợi nhờ tăng trưởng dân số và người mua sắm có thu nhập khả dụng tăng tại châu Á; trong đó Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản được dự báo là 5 thị trường tạp hóa lớn nhất thế giới. “Cac đổi mới tại châu Á tiếp tục được khích lệ, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi các nhà bán lẻ đang thử nghiệm bán lẻ trực tuyến và các kênh phân phối tiện lợi”, theo Jon Wright, trưởng phân tích thị trường bán lẻ của IGD nhận định.

Tiêu thụ nông sản qua hợp đồng thúc đẩy ngành nông nghiệp Campuchia

Bộ Nông Lâm Thủy sản Campuchia vừa ban hành văn bản hướng dẫn tiêu thụ nông sản qua hợp đồng để thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế trong nông nghiệp giữa nông dân và người mua. Theo ông Hean Vanhan, người đứng đầu Tổng cục Nông nghiệp nước này, việc ban hành văn bản này rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp, đóng vai trò lớn trong thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo mùa và đảm bảo giá công bằng. Theo hợp đồng, nông dân có thể sản xuất theo mùa và bán sản phẩm với giá được đàm phán trước. Đối với thương nhân, hơp đồng đảm bảo được nguồn cung các sản phẩm nông sản.

Ngành thủy sản Indonesia phục hồi

Ngành thủy sản Indonesia đang có những tiến triển thuận lợi, theo Slamet Soebjakto, lãnh đạo ngành thủy sản của Bộ Thủy sản và Nghề cá Indonesia cho biết. “Chúng tôi đang triển khai các chương trình lớn trong ngành thủy sản, bao gồm phát triển hoạt động nuôi cá da trơn dựa trên đặc tính sinh học, phân phối giống thủy sản và khôi phục lại nuôi cá bè nước nổi”. Ngoài ra, giá bán tốt cũng thu hút nhiều nông dân mở rộng quy mô sản xuất. Lệnh cấm nhập khẩu cá tra cũng giúp nông dân tăng doanh thu bán cá tra trên thị trường nội địa. Ông Soebjakto cho hay sản xuất nuôi trồng thủy sản của Indonesia trong nửa đầu năm 2017 đạt 8,7 triệu tấn. Ông kỳ vọng ngành nuôi trồng thủy sản sẽ đạt sản lượng 21,9 triệu tấn trong năm 2017, so với mức sản lượng 16,5 triệu tấn trong năm 2016.

Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường