Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Rabobank: Sản xuất protein động vật tăng tại tất cả các khu vực trên thế giới
05 | 12 | 2017
Sản xuất protein động vật đang mở rộng trên toàn cầu và cạnh tranh cũng ngày càng tăng giữa các vật nuôi khác nhau trong cơ cấu tiêu dùng và giữa các nhà xuất khẩu trong tiếp cận các thị trường nhập khẩu – đang tạo ra nhiều cơ hội cho cả các nhà sản xuất và chế biến, theo Báo cáo Triển vọng Protein Động vật năm 2018.

“Rabobank dự báo sản xuất protein động vật sẽ tăng ở tất cả các khu vực trên toàn cầu, với tăng trưởng sản xuất sẽ một lần nữa vượt mức trung bình 10 năm”, theo Justin Sherrard, nhà chiến lược toàn cầu về protein động vật tại Rabobank nhận định: “Động lực tăng sản xuất chủ yếu đến từ Brazil, Trung Quốc và Mỹ”.

Xét đến sản xuất theo vật nuôi, thịt bò và thịt lợn là các động lực tăng sản xuất protein động vật chính trên toàn cầu. Năm 2018, sản xuất thịt bò toàn cầu được dự báo tăng năm thứ 3 liên tiếp và sản xuất thịt lợn toàn cầu được dự báo sẽ trải qua thêm một năm tăng trưởng mạnh tiếp theo. Sản xuất thịt gia cầm cũng được dự báo tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm 2017.

Về thủy sản, nuôi trồng thủy sản tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng nguồn cung thủy sản. Tăng trưởng bền vững trong ngành thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản, mặc dù ngành khai thác thủy sản cũng được dự báo tăng trưởng sau khi El Nino giảm hoạt động trong năm 2017. Thị trường cá hồi phục hồi, giá bột cá sẽ ổn định và ngành tôm có thể tiếp tục tăng trưởng. “Dự báo thương mại của Rabobank năm 2018 cho thấy nhiều nước đang tìm cách tăng xuất khẩu và đây sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến cạnh tranh tăng trong năm 2018”, ông Sherrard nhận định.

Kết quả hoạt động thương mại cụ thể cũng sẽ phản ánh nhu cầu tăng, các vấn đề tiếp cận nguồn cung và các quyết định chính sách, Rabobank cho biết dự báo thương mại sẽ là nguồn cơn quan trọng cho cả cơ hội lẫn bất ổn trong năm 2018. Bất ổn trong năm 2018 sẽ đến từ tính chính trị nặng nề trong chính sách thương mại – như đàm phán NAFTA, Brexit và quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc – vốn không phải là những vấn đề mới nhưng có vẻ đang trở nên quá phổ biến, và từ các vấn đề an ninh sinh học như cúm gia cầm, bệnh cúm lợn châu Phi và EHP (một loại nấm lây nhiễm trên tôm), một lần nữa trở nên nhạy cảm trước các động thái can thiệp chính trị. “Thương mại nên là vấn đề đặt ra hàng dầu cho ngành protein động vật toàn cầu khi chúng ta hướng đến năm 2018, và tăng cường khả năng cạnh tranh là vấn đề rất quan trọng để đạt được thành công”.

Các triển vọng theo vùng Rabobank đưa ra là:

  • Bắc Mỹ: Sản xuất tiếp tục tăng trưởng. Mở rộng sản xuất tiếp diễn đối với tất cả các loại vật nuôi làm tăng tính phụ thuộc vào hoạt động thương mại và vấn đề tiếp cận các thị trường sẽ là rủi ro chính trong năm 2018.
  • Brazil: Sản xuất protein động vật tiếp tục tăng trong năm 2018. Brazil và Argentina được dự báo tăng sản xuất thịt bò lần lượt 5% và 4% trong năm 2018, trong khi sản xuất thịt lợn và thịt gia cầm tại Brazil cũng tiếp tục tăng.
  • EU: Xuất khẩu là chìa khóa đối với EU. Tiếp cận các thị trường xuất khẩu đang ngày một trở nên quan trọng đối với các nhà chế biến do sản xuất tại khu vực này liên tục tăng, trong khi các vấn đề xã hội tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng khu vực này.
  • Trung Quốc: Nguồn cung thịt lợn sẽ tăng, thịt gia cầm đi ngang. Thị trường thịt lợn của Trung quốc đang bước vào chu kỳ giảm, với nhập khẩu tiếp tục được dự báo tăng do những điều chỉnh về cấu trúc tại thị trường này. Nhìn chung nguồn cung thịt gia cầm sẽ đi ngang với nguồn cung gia cầm lông trắng giảm và nguồn cung các loại gia cầm khác tăng. Nguồn cung thịt bò sẽ tăng ổn định, với nhập khẩu là động lực chính.
  • Đông Nam Á: Tăng trưởng sản xuất tiếp tục suy giảm. SẢn xuất thịt gia cầm đang lắng dịu do tình trạng dư cung. Nhu cầu thịt bò sẽ tiếp tục được đáp ứng bởi nguồn cung nhập khẩu, với giá là trọng tâm chính trong quyết định giao dịch thương mại.
  • Úc và New Zealand: Sản xuất thịt bò và thịt cừu sẽ duy trì ổn định. Các điều kiện theo mùa cải thiện, hỗ trợ nhu cầu cho nhà sản xuất Úc đối với gia súc khi các thị trường xuất khẩu suy giảm; trong khi đó, tại New Zealand, các nhà xuất khẩu thịt bò phụ thuộc vào tăng trưởng nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu.

Theo  World Grain (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường