Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chính sách giá sàn thất bại, Ấn Độ tìm cách khác để kìm chế nhập khẩu
18 | 01 | 2018
Liên đoàn người trồng hồ tiêu Ấn Độ đang hối thúc Bộ Thương mại hành động trước kết luận rằng chính sách Giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) đối với hạt tiêu áp dụng từ ngày 6/12/2017 thất bại. Ngược lại. Diễn đàn các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ (AISEF) lại yêu cầu chính phủ thu hồi MIP.

Các nông dân và thương nhân đồng thuận rằng phần lớn các cơ sở gia công và tái xuất cần nguồn hạt tiêu nhập khẩu giá rẻ để duy trì sản xuất kinh doanh. Những nông dân Ấn Độ trồng hồ tiêu bản địa bị tác động mạnh khi nước này nhập khẩu khoảng 20.000 tấn hàng năm. Nguồn hạt tiêu nguyên liệu được nhập khẩu phi thuế và tái xuất sau khi đã gia tăng giá trị (ít nhất 15%), và các nhà xuất khẩu nhận được mức khuyến khích xuất khẩu 5% cho mỗi lô hàng. Bên cạnh đó, các nhà nhập khẩu được cho phép 120 ngày để gia tăng giá trị và tái xuất, là một chính sách thuận lợi cho mảng sản xuất kinh doanh này.

9/10 cơ sở chiết xuất tập trung tại miền Nam Ấn Độ, chủ yếu tại Kerala. Khu vực sản xuất này nhập khẩu hạt tiêu từ Sri Lanka, Indonesia và Việt Nam, cũng như Brazil, được miễn thuế nhập khẩu để chiết xuất dầu, xay, tiệt trùng theo các giấy phép đặc biệt.

Liên đoàn những tổ chức nông dân trồng hồ tiêu, vốn đã được đáp ứng yêu cầu áp MIP 500 Rupeé/kg, đã gửi một biên bản ghi nhớ lên Bộ Thương mại, trong đó nhấn mạnh: “Bất chấp những nỗ lực của Bộ Thương Mại, hoạt động nhập khẩu hạt tiêu vẫn cần có những biện pháp thắt chặt hơn”.

KK Vishwanath, điều phối viên của Liên hiệp những người trồng hồ tiêu Ấn Độ phát biểu: “Chúng tôi có thông tin xác thực rằng hạt tiêu đen đang được nhập khẩu dưới giá sàn 500 Rupees/kg từ Sri Lanka và bán trên thị trường nội địa với mức giá 430 Rupees/kg. Chúng tôi đã yêu cầu DRI và EI xem xét vấn đề này”. Để nhập nhâp khẩu trái phép, Bộ Thương mại phải xây dựng một cơ chế hạn ngạch về lượng hạt tiêu được phép nhập khẩu từ Sri Lanka.

Giá hạt tiêu Việt Nam hiện chào bán trên thị trường ở mức 2.200 USD/tấn vì không thể xuất trực tiếp sang các thị trường EU do dư lượng hóa chất. Vì vậy, một luồng hạt tiêu lớn được đẩy sang Ấn Độ. Truyền thông Ấn Độ cho rằng tái xuất nguồn hạt tiêu có dư lượng hóa chất có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho giá trị thương hiệu của Indian Origin Pepper trên thị trường quốc tế.

Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường