Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
VASEP đề xuất hạn chế luồng tôm Ấn Độ và Ecuador sang Trung Quốc qua Việt Nam
13 | 06 | 2018
Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đề xuất một số giải pháp để đạt được tăng trưởng bền vững cho cả sản xuất và xuất khẩu tôm, theo báo Người Lao Động đưa tin.

Trong đề xuất lên chính phủ và Bộ NNPTNT, VASEP cho biết các thương nhân Trung Quốc đang tăng mạnh thu mua các lô lớn tôm cỡ lớn từ Ấn Độ và Ecuador ở mức giá thấp, thay vì tôm Việt Nam. Do đó, VASEP khuyến nghị chính phủ tăng cường kiểm soát hoạt động trung chuyển tôm Ấn Độ và Ecuador qua cảng Hải Phòng để sang Trung Quốc nhằm tối thiểu hóa gian lận thương mại và thu hút thương nhân Trung Quốc mua tôm Việt Nam như theo điều kiện thông thường.

VASEP cũng đề xuất chính phủ đặc biệt chú trọng ngoại giao cấp cao với Mỹ để nền kinh tế lớn nhất thế giới này có thể nhanh chóng dỡ bỏ các rào cản thương mại, đặc biệt là thuế chống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Đây được coi là rào cản lớn cho khả năng cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam. Do đó, các sản phẩm tôm Việt Nam chỉ chiếm thị phần khoảng 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu tôm Mỹ.

Nông dân Việt Nam được khuyến nghị nuôi tôm tuân thủ theo các tiêu chuẩn của ASC và BAP. Qua đó, giá trị của tôm Việt Nam trên thị trường thế giới sẽ được nâng cao về dài hạn, theo VASEP đề xuất.

Nút thắt là ở chỗ hoạt động nuôi tôm quy mô nhỏ chiếm đến 95% tổng sản lượng tôm, khiến việc tuân thủ nuôi tôm theo các tiêu chuẩn quốc tế trở nên khó khăn do rào cản chi phí cao. Do đó, các mô hình hợp tác trong nuôi tôm và các biện pháp mạnh để liên kết các diện tích nuôi nhỏ thành các trang trại nuôi lớn theo tiêu chuẩn quốc tế là rất cần thiết. Tái cấu trúc hoạt động nuôi tôm nên tính đến đảm bảo hiệu quả dài hạn tốt hơn.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, VASEP cho rằng các nhà cung cấp tôm giống, thức ăn và các probiotic thành phẩm nên giảm giá cho nông dân. Để làm được điều này, Bộ NNPTNT nên tạo điều kiện ưu đãi cho các nhà cung cấp đầu vào, đồng thời áp dụng các chính sách giá cho nông dân thoát khỏi khó khăn và bình ổn chi phí sản xuất tôm trong tương lai.

Dữ liệu của VASEP cho thấy trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu tôm Việt Nam dạt 1,02 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh trong tháng 5/2018, khiến nông dân nuôi tôm lo lắng. VASEP dự báo giá tôm nguyên liệu sẽ bắt đầu tăng trở lại từ giữa tháng 6 – thời điểm nguồn cung thấp theo chu kỳ trên toàn cầu.

Theo NLĐ



Báo cáo phân tích thị trường