Trung Quốc gần đây đã áp thuế tổng cộng tới 50% lên hạnh nhân, một số doanh nghiệp Trung Quốc cho biết họ đang nỗ lực thu mua hạnh nhân sản xuất nội địa và từ các nước cung cấp khác như Úc và châu Phi.
Trong một diễn biến bất lợi khác cho nông dân Mỹ, Trung Quốc đã âm thầm lấp khe hở thương mại trong nhiều năm qua, đã cho phép một lượng lớn hạnh nhân Mỹ được vận chuyển vào Trung Quốc thông qua Việt Nam mà không phải chịu thuế nhập khẩu. Bắc Kinh cũng đang triệt phá hoạt động buôn lậu nhiều hàng hóa được đưa lậu vào Trun gQuốc hoặc mua thông qua trung chuyển thương mại, nơi hàng hóa sẽ được đưa tới các nước khác và sau đó vận chuyển sang Trung Quốc.
Động thái này phản ánh các nỗ lực của Trung Quốc để khiến các chính sách thuế đối với nông sản Mỹ có hiệu lực cao nhất có thể. Hạnh nhân có thể là một trong những mặt hàng bị thiệt hại nặng nề nhất, do Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu hạnh nhân lớn nhất thế giới, với 80% nguồn cung hạnh nhân toàn cầu đến từ California. “Trung Quốc là thị trường rất, rất quan trọng”, theo Jim Jasper, chủ sở hữu kiêm chủ tịch của doanh nghiệp gia đình Stewart & Jasper Orchards tại Newman, Calif., cho biết nhu cầu hạnh nhân tại thị trườn Trung Quốc “tăng cực mạnh” trong những năm gần đây. Hiện khi mức thuế tăng cao và các kênh thương mại xám bị đóng lại, nhiều nông dân và các nhà xuất khẩu hạnh nhân Mỹ rất lo ngại cho tình hình những tháng tới, khi mùa thu hoạch hạnh nhân Mỹ diễn ra và nguồn cung khả dụng xuất khẩu đạt đỉnh.
“Không ai muốn đặt hàng trước bởi họ lo ngại sẽ còn thêm những chính sách thuế mới mà họ không thể dự báo trước”, theo Zach Williams, giám đốc makerting cấp cao của Stewart & Jasper cho hay.
Sau khi hạn hán nhiều năm qua gây thiệt hại cho năng suất, ngành hạnh nhân California gần đây đã phục hồi, với việc các cơ quan quản lý dự báo niên vụ sản xuất hiện tại sẽ có mức sản lượng cao kỷ lục. Nhu cầu của Trung Quốc đối với hạnh nhân cũng đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2018.
Nhưng sau khi chính sách thuế của Trung Quốc được công bố, nhu cầu hạnh nhân tại Trung Quốc đã giảm và xuất khẩu hạnh nhân Mỹ sang Trung Quốc trong tháng 6/2018 đã giảm thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017. Giá hạnh nhân Mỹ gần đây ở mức khoảng 2,46 USD/pound, so với mức 2,76 USD/pound chỉ 2 tháng trước đó, theo dữ liệu của Mintec.
Xuất khẩu hạnh nhân Mỹ sang Mỹ trong tháng 6 giảm tới khoảng 50% so với tháng 5, và nông dân đã chỉ bán trước đơcj 156 triệu pound hạnh nhân cho niên vụ tới bắt đầu từ 1/8, theo dữ liệu từ Hội đồng Hạnh nhân California. Vào thời gian này năm ngoái, họ đã ký hợp đồng bán trước lượng gần gấp đôi mức trên.
Phần lớn xuất khẩu hạnh nhân Mỹ có thị trường đích là Trung Quốc, thông qua kênh trực tiếp hoặc qua Hong Kong, trong những năm gần đây, một kênh thương mại phát triển mạnh mà một số doanh nghiệp sử dụng là chuyển một lượng lớn hạnh nhân sang Việt Nam và sau đó tuồn vào Trung Quốc bằng đường bộ.
Các quy định quản lý thương mại tại các tỉnh biên mậu Trung Quốc từ lâu cho phép cư dân địa phương có thể mua hàng hoa giá trị tới 8.000 NDT, tương đương 1.170 USD/người hàng ngày mà không phải trả thuế nhập khẩu. Chính sách miễn trừ thuế này cho phép những cư dân biên giới tránh thuế đối với các khoản mua sắm của họ.
Hạnh nhân gần đây đã được đưa ra khỏi danh sách hàng hóa được miễn trừ thuế tại các khu vực biên mậu, theo một nhà nhập khẩu địa phương tại thành phố Sùng Tả. Động thái này lập tức làm ngừng cái gọi là thương mại trung chuyển – kênh hàng hóa được chuyển qua một nước khác để tránh thuế – trong trường hợp này là hạnh nhân Mỹ. Tổng cục Hải quan Trung Quốc không phản hồi trước yêu cầu bình luận.
Giá trị hàng hóa được vận chuyển theo cách này “có vẻ không đáng kể cho tới khi bạn chứng kiến lượng hàng hóa trên lũ lượt các hàng xe kéo và xe tải đi qua biên giới từ Việt Nam sang Trung Quốc hàng năm. Hội đồng Hạnh nhân California ước tính phần lớn 43 triệu pounds (19.500 tấn) hạnh nhân Mỹ chuyển tới Việt Nam hàng năm tính đến tháng 7/2017 thực chất được tiêu thụ tại Trung Quốc. Mỹ đã xuất khẩu 141 triệu pounds (gần 64.000 tấn) trong cùng kỳ sang Trung Quốc và Hong Kong.
Những lo ngại về thương mại trung chuyển là một phần xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington lập luận rằng các công ty trên khắp châu Á là ống dẫn hàng tới ngành kim loại Trung Quốc, cho phép các nhà sản xuất thép của Trung Quốc có thể trốn tránh các chính sách thuế trước đây của Mỹ nhằm bảo vệ ngành thép nội địa. “Trung chuyển, thẳng thắn mà nói, là một kênh lớn”. Tổng thống Donald Trump hồi tháng 3 đã thông báo áp mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu.
Động thái cắt đứt các hoạt động trung chuyển các loại hạt từ Mỹ cho thấy cuộc chiến đang diễn ra ở cả hai hướng, thương mại trực tiếp và thương mại trung chuyển.
“Trung chuyển diễn ra ở bất cứ nơi nào có động lực làm việc này”, theo bà Deborah Elms, sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore. Bà cho rằng tăng thuế đối với hạnh nhân và các nông sản khác mà Trung Quốc mua với khối lượng lớn có thể đẩy thêm hàng hóa vào các luồng thương mại trung chuyển qua các nước khác.
Theo Wall Street Journal (gappingworld.com)