Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sơ lược thị trường vải thế giới
25 | 07 | 2018
Sản xuất vải toàn cầu đã suy giảm hàng năm kể từ năm 2015 đến 2017 do thời tiết bất lợi tại hai nước sản xuất lớn nhất là Trung Quốc và Việt Nam. Tổng sản lượng vải thế giới năm 2017 ước đạt 3,3 triệu tấn, giảm 8% so với năm 2016.

Loại quả này xuất xứ từ miền nam Trung Quốc và nước này cũng là nơcs sản xuất vải lớn nhất thế giới, chiếm 60% tổng sản lượng vải thế giới. Nhưng năm 2016 và 2017, thời tiết bất lợi đã làm gián đoạn nghiêm trọng giai đoạn ra hoa kết quả tại tỉnh Quảng Đông – tỉnh sản xuất vải chính của Trung Quốc. Sản xuất vải tại Trung Quốc gần như chỉ dành riêng để phục vụ thị trường nội địa do loại trái cây này rất được ưa chuộng, bất chấp sự cạnh tranh ngày càng tăng của nhãn.

Sau Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là các nước sản xuất vải lớn thứ 2 và thứ 3 thế giới, ước tính sản lượng đạt lần lượt 580.000 tấn và 330.000 tấn trong năm 2017. SẢn xuất vải tại Ấn Độ chỉ dành cho tiêu dùng nội địa trong khi 50% sản lượng vải của Việt Nam dành cho xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Úc.

Châu Phi là khu vực trồng vải tăng trưởng sản xuất mạnh hiện nay. Mặc dù sản lượng vải của châu Phi còn thua xa châu Á nhưng sản lượng vải đang trong quỹ đạo tăng vững chắc, đạt 131.000 tấn trong năm 2017. Madagascar cho đến nay là nước sản xuất vải lớn nhất châu Phi. Phần lớn quả vải thương phẩm tại châu Phi để phục vụ xuất khẩu, với EU là thị trường lớn nhất, đặc biệt Pháp và Gà Lan là các điểm đến quan trọng cho vải châu Phi. Sản xuất vải tại Nam Phi đạt 9.800 tấn năm 2017, trong đó 4.900 tấn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Thị trường xuất khẩu vải chính của châu Phi là châu Âu, với Pháp là thị trường cốt lõi cho xuất khẩu vải từ Madagascar, và Hà Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của vải Nam Phi. Các thị trường đích khác cho xuất khẩu vải Nam Phi là Anh, Canada, Dubai và Mỹ. Tại Nam Phi, sản xuất vải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các cây ăn quả có lợi nhuận cao hơn như bơ và macadamia.

Marketing cho quả vải khó khăn do thực tế đây là loại trái cây rất nhanh hỏng. Vải nhanh hỏng nên sau khi thu hoạch phải vận chuyển trong vòng 24h để đảm bảo chất lượng.

Theo FAO



Báo cáo phân tích thị trường