Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Bản tin phân tích thị trường hạt tiêu tháng 8/2018
31 | 08 | 2018
Bản tin phân tích thị trường hạt tiêu tháng 8/2018

Xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 8/2018 2018 ước đạt 20 nghìn tấn, với giá trị đạt 58 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu hạt tiêu 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 173 nghìn tấn và 576 triệu USD, tăng 3,2% về khối lượng nhưng giảm 36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường chính của hạt tiêu Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018 tiếp tục là Mỹ (với 99,4 triệu USD, chiếm 19,2%), Ấn Độ (với 43,3 triệu USD, chiếm 8,4%), Pakistan (với 25,1 triệu USD, chiếm 4,8%), Đức (với 20,5 triệu USD, chiếm 4,0%), và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (với 20 triệu USD, chiếm 3,9%). Khối lượng xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng mạnh trong khi giá trị thì giảm. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ đạt 13,1 nghìn tấn, tăng 3,8 nghìn tấn (tương đương 40,4%); Hoa Kỳ đạt 27,4 nghìn tấn, tăng 2 nghìn tấn (tương đương 7,9%); Pakistan đạt 7,8 nghìn tấn, tăng 1,5 nghìn tấn (tương đương 22,9%) và Đức đạt 5,2 nghìn tấn, tăng 499 tấn (tương đương 10,5%).

Giá xuất khẩu hạt tiêu bình quân 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3.329 USD/tấn, giảm tới 61,9% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do giá chào bán xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng của Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 8/2018, cùng chiều với xu hướng giảm chung của hạt tiêu thế giới.

Tại thị trường trong nước, giá thu mua hạt tiêu trong tháng 8/2018 tiếp tục giảm sâu, chạm mức giá thành sản xuất. Tính đến ngày 23/8/2018, giá thu mua hạt tiêu đen giao động ở mức 47.000-48.000 đồng/kg, giảm từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với đầu tháng, và giảm từ 4.000 – 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước. Tại mức giá này, có thể nhiều hộ nông dân đã không còn lãi, thậm chí là bị lỗ.

Nhu cầu từ các nước nhập khẩu hạt tiêu còn yếu trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục được bổ sung khi mà Indonesia, Malaysia và Brazil đang trong vụ thu hoạch. Theo đó, giá hạt tiêu Việt Nam cũng như giá hạt tiêu thế giới được dự báo sẽ khó phục hồi trong các tháng cuối năm 2018.

Trong ngắn hạn, nên có các chính sách hỗ trợ trực tiếp về vốn cho các nông dân sản xuất hồ tiêu để các hộ có thể chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp với điều đất đai, khí hậu…của từng vùng, hạn chế tối đa việc nông dân bỏ hoang đất. Thêm vào đó, cần hướng dẫn và đào tạo nông dân sản xuất hồ tiêu theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng, tránh tình trạng chỉ chạy theo sản lượng như hiện nay. Về lâu dài, ngành hồ tiêu Việt Nam cần có chiến lược và định hướng cụ thể trong việc phát triển ngành hàng theo hướng bền vững, thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị hồ tiêu.

Lưu ý:

Trong ngắn hạn, nên có các chính sách hỗ trợ trực tiếp về vốn cho các nông dân sản xuất hồ tiêu để các hộ có thể chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp với điều đất đai, khí hậu…của từng vùng, hạn chế tối đa việc bỏ hoang đất. Thêm vào đó, cần có cán bộ hướng dẫn và đào tạo nông dân sản xuất hồ tiêu theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng, tránh tình trạng chỉ chạy theo sản lượng như hiện nay. Về lâu dài, ngành hồ tiêu Việt Nam cần có chiến lược và định hướng cụ thể trong việc phát triển theo hướng bền vững, thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi giá trị hồ tiêu.

Theo IPSARD-MARD



Báo cáo phân tích thị trường