Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Vui buồn chuyện tái định cư
05 | 07 | 2007
Suốt dặm dài Tây Bắc, PV NNVN đã thực tế nhiều khu tái định cư của Công trình Thuỷ điện Sơn La, mắt thấy, tai nghe đủ thứ chuyện vui buồn, cùng chia xẻ biết bao bức xúc với đồng bào.

Nhìn xa, dãy nhà sàn đúc bằng bê tong ở khu tái định cư (Chiềng Cọ, TX Sơn La) nằm thẳng thớm, ngắn nắp với những mái nhà dựng hoa văn cầu kỳ, giàu bản sắc dân tộc Thái. Điều bất ngờ là toàn bộ 25 ngôi nhà này toàn dân … Thái Bình đến ở. Căn nguyên của vụ việc dở cười, dở khóc này xuất phát từ ý định ban đầu rất tốt đẹp của những nhà hoạch định là xây dựng Chiền Yêng thành một bản TĐC kiểu mẫu cho đồng bào dân tộc. Thế nhưng đến khi nhà cửa đã xây xong, công trình hạ tầng đã hòm hòm, bên di dân đánh cả ô tô mời bà con đi thăm vàgiục giã chuyển đồ đến ở thì ai cũng lắc đầu quầy quậy như phải bỏng: “Ông bà tổ tiên tao không quen ở nhà xây đâu mà”. Các cuộc vận động, tuyên truyền rồi các chuyến thăm, động viên của các lãnh đạo Trung ương, tỉnh, huyện, xã rốt cuộc cũng chỉ như nước đổ lá khoai, đồng bào quyết “một tấc không đi, một ly không rời” còn khu TĐC Chiêng Yên vẫn tịnh không một bóng người. Cực chẳng đã, một phương án “chữa cháy” đã được đưa ra là chuyển những người Kinh nằm trong đối tượng di dân ở huyện Quỳnh Nhai vào khu TĐC Chiềng Yên.

Anh Lại Văn Sơn, một cư dân bất đắc dĩ của khu TĐC bảo với tôi: “Nhà cửa bề ngoài trong khá đẹp là thế nhưng bên trong nhiều bất tiện lắm. Thứ nhất là mái bằng Fibrôximăng cộng với nền sàn đúc bê tong, mùa hè cứ nóng hầm hập. Thứ 2, nhà có tới 2 cửa số đối nhau, cửa sổ không chấn song, làm bằng tôn mỏng dính, gió đập kêu ầm ầm đãđành lại dễ bị tuột, chẳng đảm bảo an ninh. Thứ ba, nền vách chẳng hiểu xây ít xi măng, nhiều cát hay sao mà nứt, bong nhiều chỗ. Thêm nữa, nhà không có ngăn từng buồng riêng, cứ thông thống…” Chị Nguyễn Thị Dần, hàng xóm của khu nhà sàn bê tông với anh Sơn than thở: “Người Kinh khôgn quen leo cầu thang, hơn thế ại cầu thanh không có tay vịn. Người lớn đã đành, còn trẻ nhỏ, người già nhiều khi khổ lắm. Nói đâu xa, bà cụ nàh tôi trên 80 tuổi rồi, leo cầu thang vẫn thỉnh thoảng bị ngã thâm tím mặt mày.”

Hết chuyện chất lượng công trình, nỗi bức xúc chung của bà con Chiềng Yên dồn về vấn đề chênhlệch đất giữa nơi đi và đến (chênh về diện tích, loại đất) đến nay vẫn chưa được giải quyết. Thêm vào đó, tiếng là đã được phân đất sản xuất nhưng đường ống tưới tiêu vẫn không có 1 giọt nước. Không có nước nên những hộ có đất cũng chỉ biết trồng cây lương thực ngắn ngày theo phương thức rất lạc hậu, năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào ý … trời. Một số hộ may mắn được phân vào diệnt ích nương cà phê cũ của dân sở tại cũng chẳng biết xoay xở nước ở đâu ra để cây có thể có hoa, đậu quả. Khôgn dừng lại ở việc thiếu nước, đất sản xuất được cấp “bìa đỏ” rồi nhưng vẫn có trường hợp dân TĐC trồng cây bị dân sở tại ra ngăn cản vì diện tích đó chưa được đền bù thoả đáng. Trưởng bản Chiềng Yên, ông Nguyễn Văn Gỏi tâm sự “Chúng tôi chấp nhận di dân sớm, chấp nhận ở nhà sàn bê tong để cho Nhà nước thuận tiện trong việc thi công công tình, thế nhưng vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi. Về sản xuất, chúng tôi chuyển đến đây ngót 2 năm rồi nhưng chẳng cơ quan nào hướng dẫn trồgn cây gì, nuôi con gì cho phù hợp, tiền hỗ trợ sản xuất cũng không đầy đủ. Bảo nuôi bò, ừ thì nuôi nhưng con bò cũng phải có đất, có hướng dẫn trồgn cỏ, thức ăn dự trữ chứ không muốn muôi cũng đành chịu. Về đời sống, bức xúc nhất là việc khám chữa bệnh cho dân TĐC. Các hộ đồng bào dân tộc thì đượch phát sổ khám, chữa bệnh miễn phí tại trạm xã xã. Còn 59 hộ người Kinh ở khu Chiềng Yên này thì chỉ được khám bệnh thôi, còn mua thuốc thì … miễn. Trạm xã khôgn bán thuốc cho người Kinh. Ai lỡ đau bụng, ốm yếu gì đành phải lặn lội đường rừng lên tận thị xã mới mua được thuốc. Đến ngay cả mạng lưới loa đài truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như KH-KT cũng không có. Cơ khổ thế đấy!”

Việc làm không có, nhàn rỗi cộng với trong túi sẵn tiền đền bù, nên tệ nạn xã hội bắt đầu nhen nhóm bò vào Chiềng Yên. Theo thống kê, toàn khu TĐC có 16 đối tượng nghi nghiện, 2 đối tượng đi cai tại Trung tâm, 1 đối tượng đã chết vì bệnh xã hội. Chẳng còn cách nào, dân trong bản nhà thì đi gửi tiền tiết kiệm, nhà lại mua két về giữ tiền mà vẫn cứ nơm nớp một ngày nào đó tệ nạn xã hội sẽ với tay đến con em trong gia đình



Dương Đình Tương - NNVN
Báo cáo phân tích thị trường