Montri Suwanposri, chủ tịch CP Việt Nam, cho biết từ năm 1993, tập đoàn đã đầu tư 32,82 tỷ Baht vào CP Việt Nam. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam tốt, đạt tăng trưởng GDP hàng năm 6,5%. Ngoài ra, Việt Nam có dân số lao động lớn và tình hình chính trị ổn định, là các yếu tố tích cực cho đầu tư. Việt Nam cũng tham gia nhiều thỏa thuận thương mại quốc tế với nhiều nước, thúc đẩy mạnh xuất khẩu. “Đặc biệt, các sản phẩm gia cầm từ Việt Nam dự báo sẽ tăng trong tưog lai và CP gần đây đã đầu tư giai đoạn 1 cho một tổ hợp sản xuất gia cầm phục vụ xuất khẩu”, ông Montri cho hay. “Tổ hợp sản xuất thịt gia cầm này là tổ hợp hiện đại nhất tại Đông Nam Á, với công suất 1 triệu con gà/tuần, đưa CP Việt Nam trở thành trung tâm nuôi gà lớn thứ hai cho các thị trường xuất khẩu chỉ sau CP Thái Lan, sản xuất tới khoảng 30 triệu con gà/tuần”.
Công ty đã đầu tư 6,43 tỷ Baht vào dây chuyền chế biến thịt gà tại tỉnh Bình Phước của Việt Nam. Khoản đầu tư này bao gồm một trang trại nuôi gà thịt, ấp trứng và một dây chuyền giết mổ, là một dây chuyền khép kín cho sản xuất phục vụ xuất khẩu. Ngoài ngành kinh doanh thịt gà, CP Việt Nam cũng có kế hoạch đầu tư sản xuất tôm, tăng công suất lên 1 triệu tấn/năm từ mức 20.000 tấn hiện nay, phần lớn để xuất khẩu sang Nhật Bản, Anh, Úc, Trung Quốc và châu Âu. Công ty cũng có kế hoạch tăng số nhà máy TACN để hỗ trợ tăng trưởng các sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam. Hiện CP Việt Nam đang có 7 nhà máy sản xuất TACN với công suất sản xuất 4,05 triệu tấn/năm, cùng với 3 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất 400.000 tấn/năm. Nhà máy TACN lớn nhất của CP Việt Nam đặt tại Hải Dương, thành phố gần Hà Nội, sản xuất 720.000 tấn/năm.
Ông Montri cho biết kế hoạch mở rộng của công ty là “Feed Farm Food” theo đúng chiến lược chính sách của chính phủ Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh doanh thực phẩm an toàn vệ sinh. Ông cho biết trong quý 3/2018, doanh thu tại Việt Nam của CP đạt 62 tỷ Baht, với 60% đến từ các sản phẩm nông sản, 33% từ các nhà máy TACN và 7% từ chế biến thực phẩm.
Suphat Srithanathorn, phó chủ tịch điều hành mảng các sản phẩm thực phẩm của CP Việt Nam, bày tỏ sự tự tin rằng công ty sẽ tăng thị phần của mảng chế biến thực phẩm lên 40%. “Thị trường thực phẩm và đồ uống của Việt Nam trị giá 5.677 tỷ Baht và CP hiện đang có thị phần 32% đối với phân khúc gà tươi và 20% đối với sản phẩm xúc xích”, ông Montri cho hay. Ông cho biết thêm công ty đã nâng cao hình ảnh thương hiệu trong năm 2018 thông qua thiết kế lại bao bì hiện đại hơn. Công ty cũng tung ra nhiều sản phẩm thực phẩm ăn liền trên thị trường, như xúc xích xoắn, trứng chế biến sẵn, dimsum và sushi. Ngoài ra, các dịch vụ bán lẻ, nhà ở và thực phẩm/đồ uống tăng trưởng 10,9% trong năm 2017.
Mô hình kinh doanh “Feed Farm Food” của CP tạo ra việc là cho hơn 100.000 hộ gia đình trên khắp Việt Nam. CP Việt Nam cũng đang tuyển dụng trực tiếp hơn 20.000 lao động. Hơn 98% quản lý cấp cao của CP Việt Nam là người Việt. Năm 2017, công ty sản xuất 5 triệu con lợn, 200 triệu trứng và 80.000 tấn các sản phẩm thịt gà, cùng với 2.410 hợp đồng chăn nuôi gia công. Tăng trưởng hoạt động kinh doanh của CP tại Việt Nam là khoảng 12%/năm.
Theo Bangkok Post