Châu Á là khu vực nhập khẩu sữa tiềm năng
Châu Á sẽ là khu vực tạo ra “một cơ hội tăng trưởng hấp dẫn” đối với các nhà xuất khẩu sữa Úc trong trung hạn, theo nhận định của Rabobank. Nhưng ngân hàng này cũng cảnh báo các nước xuất khẩu khác – với cơ sở sản xuất và tiềm năng xuất khẩu lớn hơn – cũng đang tìm cách mở mang sự hiện diện của họ tại châu Á. Nhà phân tích cấp cao ngành sữa tại Rabobank Michael Harvey cho rằng cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt khi các nhà sản xuất phô mai tại New Zealand, Mỹ và châu Âu đều đang đầu tư để tăng công suất sản xuất. “Trong 3 năm tới, chúng ta sẽ có nguồn cung mới từ các hoạt động đầu tư chế biến hiện tại, với khả năng sẽ dư thừa so với nhu cầu của các thị trường châu Á”, ông nhận định. Do đó, Úc cần phải cho thấy các điểm mạnh của mình và tập trung vào duy trì cũng như mở rộng thị phần tại các phân khúc cao cấp của thị trường châu Á.
Tăng trưởng tích cực của thị trường sữa Ấn Độ
Thị trường sữa tại Ấn Độ là động lực tăng trưởng doanh thu ngành đóng gói thực phẩm nói chung trong nhiều năm qua. Theo Euromonitor International, Ấn Độ được dự báo là thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai châu Á Thái Bình Dương và chiếm 14% tổng sản lượng khu vực vào năm 2017. Mặc dù sữa là phân khúc hàng hóa đã bão hòa, triển vọng của thị trường sữa Ấn Độ cực kì triển vọng trong tương lai. Nhìn vào diễn biến thị trường sữa Ấn Độ tăng trưởng giá trị thị trường hàng năm đạt 16% giai đoạn 2013-2017, cùng tốc độ với tăng trưởng phân khúc sữa tươi. Hơn nữa, ngành sữa chứng kiến sự tăng trưởng liên tục về tiêu dùng các sản phẩm GTGT nhưng sữa có hương vị, lassi, sữa chua. Một trong những động lực chính là sự chuyển dịch từ sữa không đóng gói sang sữa đóng gói, giúp nâng cao ý thức và nhận thức về sức khỏe.
Sữa tươi Indonesia được gắn mác hàng hóa cơ bản
Bộ Kinh tế Hợp tác và Kinh doanh siêu nhỏ – nhỏ-trung bình và Bộ Nông nghiệp Indonesia đang chuẩn bị một dự thảo nhằm đưa sữa tươi nội địa trở thành một hàng hóa cơ bản. Giá sữa tươi cổng trại tại Ấn Độ dao động trong khoảng 0,31 – 0,38 USD/l. Nếu dự thảo được phê duyệt, giá sữa tươi có thể được nâng lên để hỗ trợ nông dân nuôi bò. Mặt khác, chính phủ Indonesia tiếp tục kêu gọi các nhà nhập khẩu và chế biến sữa hợp tác với nông dân chăn nuôi bò sữa để triển khai các chương trình sữa học đường.
Theo Asian Agribiz