Chính sách thắt chặt các quy chuẩn về sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất chè và chi phí cuộc khủng hoảng Darjeeling hồi năm ngoái làm kim ngạch xuất khẩu chè Ấn Độ sang thị trường Mỹ giảm 26% trong năm tài khóa hiện tại tính đến tháng 10/2018. Hội đồng Chè Ấn Độ cũng như toàn thể ngành chè nước này lo lắng về tình hình này, một số nhà xuất khẩu cho biết sau khi Mỹ điều chỉnh mức dư lượng thuốc BVTV cho phép, một phần lớn trà orthodox Ấn Độ, chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, sẽ bị đánh giá không đạt chất lượng để thông quan. Do đó, xuất khẩu chè Ấn Độ sẽ phải chuyển hướng sang các nước có quy chuẩn dư lượng thuốc BVTV nới lỏng hơn.
Dữ liệu sơ bộ từ Hội đồng Chè Ấn Độ cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu chè Ấn Độ sang Mỹ giảm 33% xuống còn 7.840 tấn so với 11.680 tấn trong cùng năm 2017. Giá trị xuất khẩu chè Ấn Độ sang Mỹ giảm 26% trong cùng kỳ so sánh.
Sugato Dutt, giám dốc của Subodh Brothers – một doanh nghiệp xuất khẩu chè ở bờ đông, cho biết: “Mỹ đang thắt chặt các quy chuẩn về dư lượng tối đa thuốc BVTV (MRL) nên tác động mạnh lên hoạt động xuất khẩu”. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu định nghĩa MRL là mức dư lượng thuốc BVTV tối đa được phép trong thực phẩm hoặc TACN khi các loại thuốc BVTV được ứng dụng đúng đắn.
Trong khi 34 loại hóa chất khác nhau, sử dụng trong thuốc BVTV và để xử lý lá chè được cho phép, các hóa chất như DDT và Lindane bị cấm tại Mỹ, còn cấp phép đối với Endosulfan đã hết hạn và sẽ không được cấp mới. Chè chứa các hóa chất như Ethion, Tetradifon và Triazophos, sẽ bị từ chối thông quan vào Mỹ.
Trong một thông báo gần đây, Hiệp hôi Chè Mỹ đã kêu gọi các nhà sản xuất – xuất khẩu chè Ấn Độ ngừng thu mua bất cứ nguồn chè nào có xuất hiện các loại hóa chất trên. “EU cũng đã thắt chặt các quy chuẩn MRL nhưng tại Mỹ thì vẫn nới lỏng hơn. Nhưng tình hình hiện đang thay đổi”. Mặt khác, các nhà xuất khẩu chè Ấn Độ lo ngại rằng các nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ bắ đầu chuyển hướng sang mua nguồn chè orthodox chất lượng cao từ Sri Lanka với lượng lớn hơn.
Vào thời điểm cuộc khủng hoảng Gorkhaland hồi năm ngoái, khi mọi khu vực tại Darjeeling đóng cửa trong 100 ngày vào đúng giai đoạn thu hoạch vụ chè cao cấp, các nhà xuất khẩu chè lo ngại rằng các nước tiêu dùng chè orthodox phát triển sẽ chuyển sang các nguồn chè khác từ Sri Lanka và Trung Quốc và tác động tiêu cực tới xuất khẩu chè Ấn Độ trong tương lai gần.
Cho tới nay, Ấn Độ mất 2,58% thị phần trên thị trường chè đen Mỹ, trong khi thị phần của Sri Lanka tăng gấp đôi. Hiện thị phần của Ấn Độ trên thị trường chè đen Mỹ là 9,86%, trong khi của Sri Lanka là 4,39%. Chè orthodox Ấn Độ thường có gái cao nhất trên thị trường Mỹ, vào khoảng 4,6 USD/kg, cao hơn 50% so với giá chè trung bình của Ấn Độ.
Theo Business Standard