Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Thị trường cao su có thể chìm trong xu hướng giảm giá thêm 1 thập kỷ tới
11 | 04 | 2019
Các nhà giao dịch cao su thế giới không cho rằng giá cao su có thể tăng 15% trong năm 2019. Giá cao su hiện vẫn thấp hơn tới khoảng 70% so với mức kỷ lục đạt được năm 2011 và những nhà giao dịch chính trên thị trường dự báo năm 2019 tiếp tục là một năm u ám cho thị trường cao su, thậm chí dự báo tình trạng khó khăn hiện tại có thể kéo dài thêm 1 thập kỷ. Các nguyên nhân hiện được cho là do dư cung và các chỉ trích tập trung vào quản lý yếu kém của những người sản xuất dẫn tới mất cân bằng cung – cầu.

hững nhận định này đưa ra không gây bất ngờ đối với những ai theo sát diễn biến trên thị trường cao su. Hoạt động trồng cao su tràn lan diễn ra tại Thái Lan, Indonesia và Việt Nam diễn ra từ năm 2011, khi giá cao su đạt mức cao kỷ lục. Đến nay, diện tích cao su này đã bắt đầu cho thu hoạch, dẫn tới sản lượng cao su toàn cầu tăng vọt, liên tục phá vỡ các kỷ lục. Giá cao su trên thị trường tương lai trong năm 2019 đang có xu hướng phục hồi nhẹ nhờ các nước xuất khẩu lớn giảm xuất khẩu, nhưng đà tăng chựng lại trước những lo ngại về hiệu quả của chính sách này. “Cách duy nhất để có thể hỗ trợ giá một cách bền vững là không thu hoạch mủ cao su”, theo Michael Coleman, một cựu giao dịch cà phê và giám đốc RCMA Group, có doanh thu giao dịch các hàng hóa mềm 1,3 tỷ USD hàng năm. Các nhà xuất khẩu giảm kim ngạch xuất khẩu chỉ là một giải pháp rất ngắn hạn và hiệu quả thì chưa rõ ràng.

Thập kỷ tồi tệ

Nhận định triển vọng đầy u ám của ông Coleman nhận được sự đồng tình của các hiệp hội ngành, bao gồm Tire Industry Research tại Anh.

Sản lượng cao su toàn cầu có thể tiếp tục vượt nhu cầu của ngành sản xuất lốp x echo tới khoảng năm 2027 – 2028 và các nước sản xuất cao su sẽ mắc kẹt trong gần 1 thập kỷ với mức giá cao su ở mức rất thấp, theo nhận định của giám đốc điều hành Tire Industry Research David Shaw, người đã liên tục theo dõi thị trường cao su trong 30 năm. Do giá cao su thấp sẽ giúp giảm động lực sản xuất, diễn biến giá này có thể châm ngòi cho tình trạng thiếu hụt trong khoảng 1 thập kỷ sau đó.

Nếu các nhà sản xuất nhìn vào nhu cầu được dự báo trong giai đoạn 10 năm và lên kế hoạch sản xuất để sao cho tương đối cân đối với nhu cầu, họ có thể đảm bảo tình trạng giá ổn định hơn nhiều, ông Shaw phát biểu. Các chính phủ nên kiểm soát hoạt động sản xuất thận trọng hơn để cân đối cung – cầu trong tương lai.

Cây cao su mất 7 năm trước khi bắt đầu cho mủ và sau đó cho thu hoạch khoảng 20 – 25 năm. Xét đến các khoản đầu tư rất lớn vào mở rộng sản xuất trong giai đoạn giá bùng nổ, nông dân phải duy trì sản xuất ngay cả khi giá cao su hiện ở mức rất thấp bởi họ thiếu các lựa chọn khác về thu nhập, càng góp phần vào tình trạng dư cung, theo Salvatore Pinizzotto, tổng thư ký International Rubber Study Group.

Kế hoạch của các nước lớn

Thái Lan, Indonesia và Malaysia, chiếm tổng cộng 70% tổng sản lượng cao su toàn cầu, sẽ giảm 240.000 tấn cao su xuất khẩu trong vòng 4 tháng bắt đầu từ tháng 4/2019. Trong khi Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, đã đồng ý giảm xuất khẩu, kỳ tổng bầu cử sắp tới khiến kế hoạch này trở nên khó khăn hơn. Với các đợt bầu cử từ 23/4, các đảng chính trị đang tìm cách giành lá phiếu từ nông dân với những lời hứa đảm bảo giá nông sản, các khoản vay không đắt đỏ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá rẻ, càng làm bùng nổ tăng sản lượng cao su. Nông dân chiếm tới hơn 50% số phiếu bầu tại nước này.

Ông Coleman từ RCMA cho rằng nhu cầu không quá yếu nhưng dư cung là vấn đề chính. Tình trạng giá cao su thấp trên thị trường là cách thị trường đào thải những nhà sản xuất có chi phí cao. “Nhiệm vụ của các thị trường là loại bỏ hoạt động sản xuất có biên chi phí cao và đó chính xác là những gì thị trường cao su đang cố gắng thực hiện, và chúng ta theo dõi xem tình hình sẽ ra sao khi giá cao su hiện nay gây thua lỗ cho khoảng 10% các nhà sản xuất”.



Theo Bloomberg
Báo cáo phân tích thị trường