Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tình hình sinh vật gây hại lúa (trong tuần 4 của tháng 6/2019) và dự báo sinh vật gây hại trong tuần tới
02 | 07 | 2019
Theo Cục Bảo vệ thực vật, tình hình sinh vật gây hại lúa trong tuần 4 của tháng 6/2019 (từ ngày 21/6/2019 đến ngày 27/6/2019) và dự báo sinh vật gây hại trong tuần tới cụ thể như sau:

1. Tình hình sinh vật hại lúa

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 4.082 ha (tăng 1.497 ha so với kỳ trước, giảm 2.929 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ 748 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Bắc và Duyên Hải Nam Trung bộ.

- Bệnh đạo ôn

+ Bệnh đạo ôn hại lá: Diện tích nhiễm 28.561 ha (tăng 20 ha so với kỳ trước, tăng 5.117 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.265 ha (giảm 497 ha so với kỳ trước, tăng 1.206 ha so với CKNT). Tập trung các tỉnh phía Nam.

- Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 1.782 ha (tăng 1.183 ha so với kỳ trước, giảm 2.437 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 8.144 ha (giảm 1.634 ha so với kỳ trước, tăng 2.839 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 5.979 ha (tăng 2.713 ha so với kỳ trước, giảm  2.214 ha so với CKNT). Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích 13.193 ha (tăng 632 ha so với kỳ trước, tăng 2.491 ha so với CKNT). Tập trung tại các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam bộ.

- Chuột: Diện tích hại 4.237 ha (tăng 351 ha so với kỳ trước, tăng 1.909 ha so với CKNT). Phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc Trung bộ và Nam bộ.

 

2. Dự báo sinh vật hại lúa trong tuần tới và đề xuất biện pháp phòng chống

a) Các tỉnh Bắc bộ

- Sâu đục thân 2 chấm: Trứng tiếp tục nở, sâu non gây dảnh héo trên mạ và lúa Mùa sớm.

- Rầy non -rầy lưng trắng: Tiếp tục hại diện hẹp trên mạ Mùa và lúa Mùa cực sớm –sớm, lúa sạ.

- Ốc bươu vàng, chuột, bệnh đạo ôn lá, sâu cuốn lá, tuyến trùng, sâu cắn gié, bệnh đốm sọc vi khuẩn ....tiếp tục hại.

b) Các tỉnh Bắc Trung bộ

Ốc bươu vàng, chuột, bọ trĩ tiếp tục phát sinh gây hại tăng trên lúa Hè Thu giai đoạn đầu vụ.

c) Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn lá... gây hại lúa giai đoạn đứng cái - đòng trỗ.

- Chuột: Tiếp tục gây hại trên các trà lúa Xuân Hè giai đoạn đòng trỗ, hại nặng cục bộ ruộng ven làng, đồi gò, kênh mương, những nơi tổ chức phòng trừ chưa tốt.

d) Các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi trưởng thành mang trứng – tuổi 1, các tỉnh không nên chủ quan cần quản lý tốt nguồn rầy nâu tại chỗ nhằm hạn chế thấp nhất khả năng lan truyền bệnh Vl, LXL do rầy nâu gây ra cho lúa Hè Thu.

- Bệnh đạo ôn lá xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh với mức độ nhẹ, bệnh đạo ôn cổ bông xuất hiện ở giai đoạn đòng trỗ. Khuyến cáo nông dân nên thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm và phòng trị bệnh đạo ôn kịp thời và hiệu quả.

Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các đối tượng như Bọ trĩ trên lúa mới gieo sạ, rầy phấn trắng giai đoạn mạ - đẻ nhánh; bệnh cháy bìa lá, chuột giai đoạn đòng tr- chín.

 

(Theo Cục Bảo vệ thực vật)



Báo cáo phân tích thị trường