Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Quá ít trái cây xuất chính ngạch qua Trung Quốc
19 | 08 | 2019
Hiện tại, có 8 loại trái cây của Việt Nam gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc (TQ).

 

Trái cây Việt Nam cần vào thị trường Trung Quốc bằng đường chính ngạch. Ảnh: Quế Hà

Theo đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp xuất khẩu, một thị trường sát vách như TQ mà Việt Nam chỉ đàm phán được 8 loại nông sản xuất chính ngạch là quá ít. Nhiều loại nông sản thế mạnh của Việt Nam như bơ, sầu riêng, dừa, khoai lang… muốn vào thị trường nước này đều phải qua con đường tiểu ngạch nhiều rủi ro.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu TQ, Bộ Công thương đang đàm phán với phía TQ để nhiều loại trái cây ngon của Việt Nam có cơ hội xuất chính ngạch sang TQ hơn nữa. Vấn đề là trong quá trình đàm phán sâu, cần thiết phải có bên thứ ba đứng ra giám sát về chất lượng hàng hóa, rủi ro thanh toán...
 
Ngoài ra, ông Cường đánh giá nhiều doanh nghiệp xuất nông sản sang TQ bằng đường tiểu ngạch từ trước tới nay, nên không có thói quen cập nhật và tìm hiểu các quy định quan trọng liên quan luật An toàn thực phẩm được coi là “nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay” đối với thị trường này.
 
Theo đó, từ tháng 10.2015, luật An toàn thực phẩm sửa đổi của TQ đưa ra nhiều quy định mới như nâng cao mức phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm, tăng cường chất vấn những quan chức xao nhãng trách nhiệm, xây dựng cơ chế truy ngược đối với những thực phẩm có vấn đề… Trong đó, quy định về truy xuất nguồn gốc được đặc biệt lưu ý. Bằng điện thoại thông minh, người tiêu dùng dễ dàng quét mã vạch biết ngay quả dưa, bó rau mình mua đến từ trang trại nào.
 
Đặc biệt, luật An toàn thực phẩm TQ còn quy trách nhiệm của nhà quản lý rất nghiêm ngặt. Nếu quan chức, cơ quan quản lý không kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hoặc che giấu, báo cáo giả về sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị cách chức ngay, sa thải hoặc có thể bị truy tố hình sự. Thế nên, việc cơ quan hải quan TQ siết hàng xuất chính ngạch từ biển số xe điện tử nhận diện cũng là điều dễ hiểu. Với doanh nghiệp, luật này cũng có quy định cấm vĩnh viễn doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm nếu bị vi phạm về an toàn thực phẩm, thậm chí bị tuyên án tù.
 
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng việc đưa hàng vào TQ dễ hay khó phụ thuộc nhiều yếu tố từ doanh nghiệp. Không chỉ với người tiêu dùng, chính doanh nghiệp làm ăn theo đường tiểu ngạch với TQ xưa hay cứ nghĩ TQ là thị trường dễ tính, thậm chí nghĩ họ dễ dãi. Quan niệm đó rất sai lầm. “Thực tế đã có cảnh báo với nhà kinh doanh, nhưng hình như thói quen không quan tâm đã hại chúng ta. Theo tôi, việc này trách nhiệm từ phía doanh nghiệp là chủ yếu. Doanh nghiệp phải tự cố gắng, làm từng chút một, đáp ứng yêu cầu truy xuất, gắn biển số xe điện tử… phải làm đi, đừng kêu ca tại sao lại làm khó. Thuê làm biển số xe điện tử cho dễ, rồi bị làm dỏm. Họ không làm khó mà chính chúng ta đang làm khó chúng ta”, ông Phong chia sẻ.
Trái cây Việt Nam cần vào thị trường Trung Quốc bằng đường chính ngạch. Ảnh: Quế Hà


Theo đánh giá của chuyên gia và doanh nghiệp xuất khẩu, một thị trường sát vách như TQ mà Việt Nam chỉ đàm phán được 8 loại nông sản xuất chính ngạch là quá ít. Nhiều loại nông sản thế mạnh của Việt Nam như bơ, sầu riêng, dừa, khoai lang… muốn vào thị trường nước này đều phải qua con đường tiểu ngạch nhiều rủi ro.
 
Theo ông Nguyễn Xuân Cường - Viện trưởng Viện Nghiên cứu TQ, Bộ Công thương đang đàm phán với phía TQ để nhiều loại trái cây ngon của Việt Nam có cơ hội xuất chính ngạch sang TQ hơn nữa. Vấn đề là trong quá trình đàm phán sâu, cần thiết phải có bên thứ ba đứng ra giám sát về chất lượng hàng hóa, rủi ro thanh toán...
 
Ngoài ra, ông Cường đánh giá nhiều doanh nghiệp xuất nông sản sang TQ bằng đường tiểu ngạch từ trước tới nay, nên không có thói quen cập nhật và tìm hiểu các quy định quan trọng liên quan luật An toàn thực phẩm được coi là “nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay” đối với thị trường này.
 
Theo đó, từ tháng 10.2015, luật An toàn thực phẩm sửa đổi của TQ đưa ra nhiều quy định mới như nâng cao mức phạt đối với những doanh nghiệp vi phạm, tăng cường chất vấn những quan chức xao nhãng trách nhiệm, xây dựng cơ chế truy ngược đối với những thực phẩm có vấn đề… Trong đó, quy định về truy xuất nguồn gốc được đặc biệt lưu ý. Bằng điện thoại thông minh, người tiêu dùng dễ dàng quét mã vạch biết ngay quả dưa, bó rau mình mua đến từ trang trại nào.
 
Đặc biệt, luật An toàn thực phẩm TQ còn quy trách nhiệm của nhà quản lý rất nghiêm ngặt. Nếu quan chức, cơ quan quản lý không kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp, hoặc che giấu, báo cáo giả về sự cố an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị cách chức ngay, sa thải hoặc có thể bị truy tố hình sự. Thế nên, việc cơ quan hải quan TQ siết hàng xuất chính ngạch từ biển số xe điện tử nhận diện cũng là điều dễ hiểu. Với doanh nghiệp, luật này cũng có quy định cấm vĩnh viễn doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm nếu bị vi phạm về an toàn thực phẩm, thậm chí bị tuyên án tù.
 
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng việc đưa hàng vào TQ dễ hay khó phụ thuộc nhiều yếu tố từ doanh nghiệp. Không chỉ với người tiêu dùng, chính doanh nghiệp làm ăn theo đường tiểu ngạch với TQ xưa hay cứ nghĩ TQ là thị trường dễ tính, thậm chí nghĩ họ dễ dãi. Quan niệm đó rất sai lầm. “Thực tế đã có cảnh báo với nhà kinh doanh, nhưng hình như thói quen không quan tâm đã hại chúng ta. Theo tôi, việc này trách nhiệm từ phía doanh nghiệp là chủ yếu. Doanh nghiệp phải tự cố gắng, làm từng chút một, đáp ứng yêu cầu truy xuất, gắn biển số xe điện tử… phải làm đi, đừng kêu ca tại sao lại làm khó. Thuê làm biển số xe điện tử cho dễ, rồi bị làm dỏm. Họ không làm khó mà chính chúng ta đang làm khó chúng ta”, ông Phong chia sẻ.


Báo cáo phân tích thị trường