Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kiểm soát nguồn cung gỗ châu Phi: Bước đi quan trọng để thực hiện cam kết VPA/FLEGT
27 | 06 | 2019
Hầu hết các quốc gia châu Phi cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam đều có các chỉ số quản trị quốc gia như sự tham gia của người dân trong ban hành và thực thi chính sách, tính hiệu quả của chính phủ, chất lượng thể chế và tính hiệu quả của kiểm soát tham nhũng ở mức rất thấp (thông thường xếp trong thang 10-20 trong thang điểm 100). Đó là một trong những vấn đề lớn trong việc kiểm soát rủi ro từ nguồn cung gỗ châu Phi, khi Việt Nam phải thực hiện những qui định của VPA/FLEGT, và các cam kết với EU trong thời gian tới.

Có rất nhiều những con số đáng lo ngại nếu như ngành gỗ không kiểm soát được các mối nguy hại từ nguồn cung châu Phi, vì các nước cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ cho Việt Nam đều nằm ở phía cuối bảng xếp hạng về Chỉ số nhận thức tham nhũng, hay kĩ năng quản trị rừng tại các quốc gia này thường rất kém, và những yếu tố này sẽ đưa lại những rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện các cam kết và hiệp định của Việt Nam, cũng như sự phát triển bền vững của ngành nói riêng.

Một số rủi ro mà ngành gỗ và các doanh nghiệp gỗ phải đối mặt ở thị trường châu Phi chính là rủi ro về chính sách tại các nước nhập khẩu, doanh nghiệp đã ký hợp đồng và đặt cọc tiền với doanh nghiệp sở tại mua gỗ, nhưng sau đó có nhiều nước điều chỉnh chính sách, cấm xuất khẩu gỗ tròn, hoặc tạm thời dừng xuất hàng tại cảng xuất khẩu. Rủi ro về cam kết hợp đồng, vì nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm việc với các công ty sở tại, cam kết bằng hợp đồng và tạm ứng tiền, tuy nhiên sau một thời gian thì đối tác không giao hàng. Rủi ro về hàng hóa như khi ký hợp đồng và đóng hàng thì báo gỗ đầy container, tuy nhiên khi hàng về thì chỉ có vài khúc gỗ hoặc thiếu hụt gỗ so với cam kết.

Thông thường, nguồn gỗ từ châu Phi sẽ được cung bởi hai nguồn, một là mua từ các công ty châu Âu đây là các công ty đa quốc gia, họ thực hiện khai thác gỗ đúng theo giấy phép, gỗ có kiểm định của SGS, do vậy dễ kiểm soát được nguồn gốc gỗ, và hai là mua từ các công ty Trung Quốc, đối với gỗ mua từ nhà cung cấp Trung Quốc tính pháp lý đảm bảo ít hơn. 

Khi Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết với EU, thực thi VPA/FLEGT với nguồn gỗ hợp pháp hoàn toàn, thì việc nhập khẩu gỗ xẻ hoặc gỗ tròn từ Châu phi qua được cung cấp bởi các công ty châu Âu sẽ nguồn gỗ hoàn toàn hợp pháp, vì các công ty này có đầy đủ giấy tờ, các nguồn gỗ mà các công ty Việt Nam nhập ở châu Phi mua từ các công ty châu Âu chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu. Giá mua gỗ của các công ty này cao hơn so với gỗ mà doanh nghiệp Việt Nam tự đi thu mua, do chất lượng tốt hơn.

Lượng gỗ Châu phi nhập vào Việt Nam tăng mạnh từ trên 640 nghìn m3 gỗ quy tròn năm 2015 thì năm 2018 nhập gần 1,4 triệu m3 gỗ quy tròn, 4 tháng năm 2019 nhập trên 520 nghìn m3 gỗ quy tròn. Theo đánh giá của các công ty nhập khẩu gỗ từ Châu Phi, lượng gỗ nhập khẩu từ nguồn cung này vào Việt Nam đang có chiều hướng chững lại, do lượng cung tại thị trường nội địa đang thừa, giá cũng ở mức khá thấp so với năm trước, mặc dù giá gỗ so với vài năm trước vẫn có xu hương tăng cao.

Các nước cung cấp nhiều gỗ nhất là Cameroon và Ghine xích đạo, trong đó Cameroon là nước mà các doanh nghiệp Việt Nam có mặt ở đây nhiều nhất (khoảng 20 doanh nghiệp) để tham gia các hoạt động thương mại gỗ, còn Ghine xích đạo hiện đang cấm xuất khẩu gỗ tròn.

Đại diện công ty DHS và Mỹ Đoàn cho biết, mỗi tháng công ty nhập khẩu khoảng 80.000 m3 từ các nước khác nhau với nhiều loại gỗ khác nhau, trong đó, nguồn cung từ châu Phi chiếm tới 90% tổng khối lượng nhập khẩu của công ty. Và rủi ro lớn nhất với công ty chính là rủi ro về chính sách cấm xuất khẩu gỗ tròn từ các nước này.

Lời khuyên ở đây là khi buôn bán gỗ tại châu Phi, các doanh nghiệp Việt Nam nên có xưởng tại chỗ để ổn định nguồn nguyên liệu, vì khi có xưởng xẻ sẽ hạn chế được rủi ro về mặt chính sách và đảm bảo tính an toàn hơn, an toàn cả về nguồn cung và lượng hàng xuất khẩu ổn định hơn.

Theo các chuyên gia, để đánh giá mức độ rủi ro từ nguồn gỗ từ  châu Phi phải đưa ra nhiều tiêu chí dựa trên công ty, quốc gia, tuy nhiên ở châu Phi cũng có nhiều quốc gia có chính sách rất rõ ràng. Và để nhập khẩu gỗ từ châu Phi, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác để phân tích thị trường và điều tiết, xem xét lượng gỗ nhập vào nhiều hay ít, và đảm bảo được nguồn gốc gỗ.

Để tránh được rủi ro về chính sách, đối với công ty nhập khẩu để đáp ứng thị trường thì phải nghiên cứu để đưa ra quy cách xẻ hợp lý cho đối tác để họ xẻ theo quy cách của mình. Hoặc đặt hàng theo quy cách mình yêu cầu, về Việt Nam sẽ sử dụng được luôn. Nếu mang gỗ xẻ về sẽ giảm được rất nhiều chi phí, tuy nhiên khi xẻ tại châu Phi, do trình độ xẻ của công nhân sẽ không đáp ứng được yêu cầu, do vậy việc nhập gỗ tròn/gỗ hộp về vẫn chiếm ưu thế.



Theo Gỗ Việt
Báo cáo phân tích thị trường