Chuẩn bị nguồn hàng dồi dào phục vụ Tết Nguyên đán 2020
Theo đó, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2020 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ năm 2019. Cụ thể, lượng dự trữ một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là: Gạo 191.400 tấn, thịt lợn 44.600 tấn, thịt gia cầm 14.800 tấn, thịt bò 12.306 tấn;
Trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ 247.400 tấn rau củ, thực phẩm chế biến 12.800 tấn, thủy hải sản 11.364 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 200.000m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để phục vụ người dân các huyệ ngoại thành mua sắm dịp Tết, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng tham gia tháng khuyến mại, hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn… nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa Tết đến người dân.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn có thể khan hiếm nên giá thịt lợn tăng khá cao trong dịp Tết. Để đề phòng việc khan hàng sốt giá, các doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể để đảm bảo cung ứng mặt hàng thịt lợn.
Đồng thời, người dân cũng cần lựa chọn tăng thêm lượng các thực phẩm thay thế khác để giữ bình ổn thị trường dịp Tết.
Chuẩn bị nguồn hàng dồi dào phục vụ Tết Nguyên đán 2020
Theo đó, ước tính tổng giá trị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán 2020 trên địa bàn thành phố đạt khoảng 31.200 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với kế hoạch dự trữ năm 2019. Cụ thể, lượng dự trữ một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là: Gạo 191.400 tấn, thịt lợn 44.600 tấn, thịt gia cầm 14.800 tấn, thịt bò 12.306 tấn;
Trứng gia cầm 260 triệu quả, rau củ 247.400 tấn rau củ, thực phẩm chế biến 12.800 tấn, thủy hải sản 11.364 tấn, nông lâm sản khô khoảng 3.500 tấn; 3.000 tấn bánh mứt kẹo, 200 triệu lít rượu, bia, nước giải khát, 200.000m3 xăng dầu và các mặt hàng về may mặc, điện máy.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để phục vụ người dân các huyệ ngoại thành mua sắm dịp Tết, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng tham gia tháng khuyến mại, hội chợ, phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn… nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời hàng hóa Tết đến người dân.
Theo dự báo của nhiều chuyên gia, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn có thể khan hiếm nên giá thịt lợn tăng khá cao trong dịp Tết. Để đề phòng việc khan hàng sốt giá, các doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể để đảm bảo cung ứng mặt hàng thịt lợn.
Đồng thời, người dân cũng cần lựa chọn tăng thêm lượng các thực phẩm thay thế khác để giữ bình ổn thị trường dịp Tết.