Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Dịch tả lợn thách thức các nhà sản xuất TACN Việt Nam
23 | 12 | 2019
Thị trường TACN Việt Nam được coi là rất giàu triển vọng với giá trị hàng năm lên tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà sản xuất TACN đang đối mặt với nhiều khó khăn do dịch tả lợn (ASF).

Các khoản đầu tư lớn

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, quyền cục trưởng Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong 20 năm qua – đứng thứ 6 thế giới về quy mô chăn nuôi lợn và đứng thứ 2 thế giới về các loài thủy cầm. Với sự phát triển hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam cần 16 – 18 triệu tấn TACN hàng năm, trị giá 6 tỷ USD. Dự báo thị trường TACN Việt Nam có thể đạt giá trị 10,55 tỷ USD vào năm 2020, theo báo cáo của Grand View Research. Nhu cầu thị trường đạt khoảng 25 – 26 triệu tấn. Việt Nam phải chi khoảng 3 tỷ USD để nhập khẩu TACN và nguyên liệu TACN hàng năm. Với tốc độ tăng trưởng 10 – 15%/năm, ngành TACN thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Montri Suwanposri, tổng giám đốc CP Việt Nam, công ty hiện có 10 nhà máy sản xuất TACN và thức ăn thủy sản trên cả nước với công suất 4,2 triệu tấn hàng năm, bao gồm các nhà máy tại Đồng Nai. CP Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất tại thị trường Việt Nam.

Không chỉ CP, các doanh nghiệp khác, cả doanh nghiệp Việt Nam lẫn nước ngoài, đều đã đổ hàng tỷ đô vào các nhà máy để mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Năm 2018, Sunjin Vietnam đưa vào sản xuất nhà máy TACN thứ 4 tại Hà Nam, trị giá đầu tư 25 triệu USD. Ba nhà máy TACN khác đặt tại Hưng Yên, Tiền Giang và Đồng Nai. Leong Hup International Bhd của Emivest Feedmill Vietnam hồi tháng 12/2018 đã khởi công nhà máy TACN thứ 4 với công suất 1,1 triệu tấn hàng năm. Trong khi đó, các tập đoàn Việt Nam cũng bắt đầu đổ những khoản tiền đầu tư lớn vào sản xuất TACN. Ví dụ, Masan đã thâu tóm Proconco, Anco và Green Feed để trở thành nhà sản xuất TACN lớn thứ 2 tại Việt Nam và nhà sản xuất TACN Việt Nam lớn nhất trong lĩnh vực này.

Các khó khăn hiện nay

Ngành chăn nuôi đang nằm giữa cuộc khủng hoảng chưa từng có do dịch tả lợn. Trong cuộc khủng hoảng này, 6 triệu con lợn đã bị tiêu hủy, còn nông dân thì treo chuồng vô thời hạn. Hệ quả là nhu cầu TACN giảm mạnh. Vào giữa tháng 7 vừa qua, khi đại dịch tả lợn chạm mức cao nhất tại Việt Nam, ông Nguyễn Quang Hòa, một giám đốc công ty TACN tại Bình Dương, cho biết nhà máy của công ty hoạt động với chỉ nửa công suất. Gabor Fluit từ De Heus cho hay công ty ông cũng gặp nhiều khó khăn khi đại dịch ngày càng leo thang. Ông cho hay mục tiêu kinh doanh của công ty trong năm 2019 chỉ bằng một nửa so với năm 2018.

Theo VNS



Báo cáo phân tích thị trường