Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xu hướng tiêu dùng mới của người Việt Nam
10 | 10 | 2007
Giới trẻ ưa dùng hàng hiệu.Nếu như những năm trước đây việc sử dụng hàng may mặc, mỹ phẩm cao cấp còn thấp, chỉ tập trung vào một bộ phận nhỏ trong giới tiêu dùng và chủ yếu phục vụ người nước ngoài, thì một vài năm gần đây, nhu cầu sử dụng hàng hiệu của người dân ngày một tăng cao và kéo theo nó là sự phát triển của các cửa hàng kinh doanh đồ hiệu. Việc này chứng tỏ mức sống của người dân ngày một nâng cao. Và rất có thể trong vòng 5-7 năm tới Việt Namsẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh hàng hiệu.
Cách đây khoảng 10 năm, nhãn hiệu Louis Vuiton đã mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội, trở thành tâm điểm chú ý của không ít người chỉ có những người thu nhập cao, lại sành điệu mới dám bước chân đến cửa hàng. Nhưng hiện khoảng 2-3 năm trở lại đây, khi nhiều trung tâm thương mại liên tục được mở ra, đời sống phát triển, hàng hiệu chính hãng có mặt trên thị trường Việt Nam nhiều hơn. Những cửa hàng chuyên kinh doanh những mặt hàng thời trang, đồ gia dụng mang những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới Luis Vuitton, Bonia, P&G, Versacre, Gucci, Calorino, Guess ngày càng xuất hiện với mật độ dầy đặc tại những địa điểm đắc địa. Tại khu mua sắm của khách sạn Sofitel Metropole có hẳn một dẫy các cửa hàng thời trang nhãn hiệu Louis Vuitton, Salvatore Ferragamo, Bally, Chopard và Cartier.

Mặc dù số lượng cửa hàng thời trang "hàng hiệu" xuất hiện ngày càng nhiều nhưng giá bán những món đồ hiệu này cũng không vì thế mà rẻ đi. Tại cửa hàng kinh doanh đồ thời trang trên phố Ngô Quyền, giá bán một chiếc túi xáchcủa hãng Luis Vuitton loại rẻ nhất cũng 1, 2 triệu đồng, thậm chí có những chiếc túi giá lên đến cả ngàn USD. Áo thun của Bỉ giá 1 triệu đồng, quần jean Levi's 1,3 triệu, giày thể thao Adidas 200 USD...

Giá bán tuy đắt nhưng theo những người thường xuyên đi nước ngoài thì giá bán đồ hiệu tại Việt Nam còn rẻ hơn mua tại chính hãng, điều này khiến không ít người cho rằng đây là hàng "nhái". Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái, doanh nghiệp đã đưa nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như D&G, Versacre vào thị trường Hà Nội: Có tình trạng đó là phần lớn các doanh nghiệp khi đưa những sản phẩm mang những thương hiệu nổi tiếng vào thị trường Việt Nam tiêu thụ đều chấp nhận lỗ trong thời gian đầu để làm thị trường và thu hút khách hàng quen dần với hàng hiệu. Để được bán những sản phẩm thời trang mang thương hiệu lớn trên thế giới dưới hình thức nhượng quyền thương hiệu hoặc độc quyền phân phối sản phẩm cũng không phải dễ dàng, bởicác hàng đưa ra yêu cầu đối với một doanh nghiệp phân phối hàng hiệu phải có vị trí bán hàng đẹp, chứng minh được tiềm lực kinh doanh, uy tín trên thị trường.

Việc người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sử dụng hàng hiệu đã chứng tỏ mức sống của người dân ngày một nâng cao. Và rất có thể trong vòng 5-7 năm tới Việt Namsẽ trở thành một thị trường đầy tiềm năng để kinh doanh hàng hiệu.



Theo vinanet.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường