Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cầu nhiên liệu sinh học lớn - nền móng để giá nông nghiệp cao hơn: Báo cáo mới công bố của OECD-FAO
01 | 11 | 2007
Theo báo cáo mới được công bố của OECD – FAO, cầu nhiên liệu sinh học tăng là nguyên nhân gây nên những biến đổi chủ yếu trên thị trường nông nghiệp, điều này có thể đẩy giá nhiều sản phẩm nông nghiệp thế giới lên cao.

Báo cáo Triển vọng nông nghiệp của OECD-FAO 2007 – 2016 cho biết, những tác nhân mang tính tạm thời như hạn hán trong những vùng trồng lúa mì và kho dự trữ giảm sút trên diện rộng đã lý giải cho sự tăng đột biến gần đây về giá cả mặt hàng nông sản. Nhưng khi sự tập trung hướng về dài hạn, những thay đổi cấu trúc đang được thực hiện có thể duy trì tốt giá danh nghĩa cao đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp trong thập kỷ tới.

Thặng dư vụ mùa giảm sút và sự suy yếu trong trợ cấp xuất khẩu cũng đang là những nhân tố đóng góp vào những thay đổi dài hạn trên thị trường. Nhưng quan trọng hơn là việc sử dụng ngũ cốc, đường, hạt có dầu và dầu rau để sản xuất nhiên liệu phân huỷ thay thế, cồn sinh học và dầu diesel sinh học đang ngày càng tăng. Ở Mỹ, công suất cồn sinh học được sản xuất từ bắp ngô hàng năm ước tính sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2006 - 2016. Ở Châu Âu, số lượng các hạt có dầu sử dụng cho nhiên liệu sinh học được gieo trồng từ 10 triệu tấn đến 21 triệu tấn trong cùng kỳ. Ở Braxin, sản lượng cồn sinh học hàng năm dự tính đạt 44 tỷ lít vào năm 2016 so với mức 21 tỷ lít hiện nay. Công suất sản xuất cồn sinh học Trung Quốc ước tính lên đến 3,8 tỷ lít mỗi năm, tăng 2 lít mỗi năm so với mức hiện nay.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng giá cả các mặt hàng tăng cao là mối quân tâm đặc biệt đối với các nước nhập khẩu thực phẩm thô cũng như những người nghèo sống ở thành phố. Giá cả nguyên liệu chế biến tăng cao hơn có nghĩa là chi phí sẽ tăng và thu nhập của người nông dân - người cần có nguyên liệu chế biến để cung cấp thức ăn chăn nuôi sẽ giảm.

Mô hình thương mại

Báo cáo cho biết những mô hình thương mại đang thay đổi. Sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp nói chung tại các nước đang phát triển sẽ tăng nhanh hơn ở những nước phát triển đặc biệt là thịt bò, thịt lợn, bơ, sữa bột không kem và đường. Các nước OECD bị đánh giá là sẽ mất thị phần xuất khẩu đối với hầu hết các mặt hàng nông sản chính. Tuy nhiên, các nước này sẽ tiếp tục thống trị các mặt hàng xuất khẩu như lúa mì, các sản phẩm hàng ngày và ngũ cốc.

Thương mại nông nghiệp thế giới được đánh giá sẽ tăng trưởng đối với các mặt hàng chính được trình bày trong báo cáo nhưng sẽ thấp hơn thương mại phi nông nghiệp, khi bảo hộ hàng nhập khẩu tiếp tục tồn tại để hạn chế sự tăng trưởng trong thương mại. Tuy nhiên, hoạt động thương mại các mặt hàng như thị bò, thịt lơn và cả sữa bột sẽ tăng trên 50 %  trong 10 năm tới, thương mại ngũ cốc tăng 13% và lúa mì tăng 17%. Thương mại dầu rau sẽ tăng gần 70%.

Tham khảo báo cáo tại: http://www.oecd.org/dataoecd/6/10/38893266.pdf

 
Liên hệ với người đăng tin này: Trần Lan Phương – tranlanphuong@agro.gov.vn



Lược dịch: Lan Phương (www.agro.gov.vn)
Báo cáo phân tích thị trường