Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Liên minh Châu Âu: Kiểm tra biến đổi gen đối với tất cả các loại gạo nhập khẩu từ Mỹ
09 | 10 | 2007
Ngày 19-10, Liên minh Châu Âu (EU) đã quyết định áp đặt kiểm tra bắt buộc đối với toàn bộ gạo hạt dài nhập khẩu từ Mỹ, tại tất cả các cảng của EU. Điều này chứng tỏ rằng thực phẩm biến đổi gen không được cho phép nhập vào EU.
Người phát ngôn của Uỷ ban Châu Âu cho biết, EU đã đưa ra hành động này, bởi vì đàm phán về nghị định thư mẫu giám định thông thường với Mỹ bị đổ vỡ.

Không một loại gạo công nghệ sinh học nào được phép trồng, buôn bán trên lãnh thổ của 25 nước thành viên Châu Âu.

Quyết định của Uỷ ban Châu Âu được đưa ra, sau khi phát hiện ra 2 tàu gạo biến đổi gen có xuất xứ từ Mỹ nhập khẩu vào Bỉ và Hà Lan. Căn cứ vào giấy chứng nhận chất lượng xuất khẩu thì đây là loại gạo không biến đổi gen, tuy nhiên, kiểm tra thực tế cho thấy đây là gạo biến đổi gen, có tên gọi LLRICE601 (loại gạo này bị cấm nhập khẩu vào EU).

Theo quy định của EU, các quốc gia thành viên có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu ngay tại cửa khẩu (biên giới) của mỗi nước và ngăn ngừa những hàng hoá nhiễm bẩn ngay tại nơi bán hàng.

Tháng trước, Uỷ ban Châu Âu đã nhanh chóng đưa ra yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt các sản phẩm gạo dài nhập khẩu từ Mỹ, với mục đích dừng việc nhập khẩu gạo biến đổi gen vào các nước thành viên EU.

Toàn bộ các sản phẩm gạo hạt dài của Mỹ đều được xác nhận là loại gạo không biến đổi gen, thuộc dòng LL 60, trước khi nó được xuất khẩu sang các nước EU.

Quyết định của EU được ban hành, ngay sau khi các cơ quan chức năng của Mỹ thông báo đã phát hiện ra số lượng nhỏ gạo biến đổi gen (không được chính quyền cho phép) trong mẫu gạo thương mại hạt dài.

Mỹ là một trong những quốc gia cung ứng gạo lớn nhất sang thị trường EU, sau Ấn Độ, Thái Lan và Guyana.

Những năm vừa qua, Brussels và Washington thường có những trở ngại trong tranh chấp về thực phẩm biến đổi gen. Các quan chức Mỹ cho rằng những yêu cầu của EU là quá hạn chế và chúng có vai trò như là những rào cản thương mại. Trong khi đó, EU lại cho rằng, thái độ cứng rắn của họ chỉ nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng



A.T (Theo Bangkok Post, 20-10)
Báo cáo phân tích thị trường