Gấn đây, Nhật đã thu giữ 6 lô hàng thủy sản gửi từ Việt Nam do lượng chloramphenicol trong các lô hàng vượt mức cho phép. Sau đó, chính phủ Nhật đã đưa ra luật lệ khắt khe hơn và có khả năng sẽ đưa ra lệnh cấm hoàn toàn thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
6 lô hàng, gồm 5 lô hàng tôm và 1 lô hàng mực, đã được 5 công ty Việt Nam xuất khẩu, gồm các công ty: Thủy sản và Thương mại Thuận Phước, Thủy sản Đông lạnh Quy Nhơn, Thủy sản xuất nhập khẩu Cadvimex, Chế biến thủy sản Nha Trang và công ty Hải Nam. Chính phủ Nhật cho biết những hàng hóa nhập khẩu này sẽ được trả lại hoặc tiêu hủy.
Theo nguồn tin từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu và sản xuất thủy sản Việt Nam, những quy định khắt khe đối với vệ sinh thực phẩm đã khiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến Nhật chậm lại.
Trong 9 tháng đầu năm nay, Nhật đã nhập khẩu thủy sản trị giá 525,6 triệu USD từ Việt Nam, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc sụt giảm xuất khẩu thủy sản đến Nhật là do những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe, mặc dù số lượng các chuyến hàng dưới tiêu chuẩn đã giảm đáng kể.
Trong nửa cuối năm 2006, 4,6% chuyến hàng xuất khẩu bị phát hiện có chứa dư lượng kháng sinh quá mức cho phép. Con số này đã giảm xuống 1,6% trong nửa đầu năm 2007. Trong tháng 7/2007, chỉ 0,75% chuyến hàng xuất khẩu bị từ chối.
Các chuyên gia đã cảnh báo rằng Việt Nam có thể mất thị trường Nhật nếu các vấn đề về vệ sinh vẫn tiếp diễn.
Trong khi đó, Nhật Bản đã tìm kiếm các nguồn cung khác. Quốc gia này đã mua số lượng lớn tôm lớn và tôm chế biến từ Thái Lan và mua tôm nguyên liệu từ Ấn Độ và Indonesia.
Việc chậm lại trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến Nhật Bản đã giúp ích cho Ấn Độ, xuất khẩu của quốc gia này đến Nhật đã tăng trong thời gian gần đây. Nhật Bản chiếm 16,18% (13530,38 triệu Rs) trong tổng xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong giai đoạn 2006-2007.
Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai của thủy sản Ấn Độ, sau EU.
Chỉ có EU đang vượt qua Nhật về nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ. Về số lượng, xuất khẩu đến Nhật đã tăng 12,80% lên 67.437 tấn. Các chuyên gia tin rằng xuất khẩu của Ấn Độ sẽ tăng hơn nữa do tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn về chất lượng.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ đã gia hạn thời gian hoàn tất các kết quả sơ bộ của việc xem xét hành chính lần hai thuế chống bán phá giá trên tôm lên 365 ngày. Trước đó, bộ đã quy định thời hạn 245 ngày và thời hạn này đã kết thúc vào ngày 31.10.2007.