Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tiêu thụ thủy sản ở các nước thuộc vùng Địa Trung Hải
14 | 11 | 2007
Người tiêu dùng sống ở vùng duyên hải Địa Trung Hải thích ăn cá đánh bắt ở địa phương một phần cũng còn do truyền thống ẩm thực sành điệu của họ...
Người tiêu dùng
Ở vùng Địa Trung Hải, người tiêu dùng thủy sản đánh bắt tự nhiên thường ở độ tuổi trên 40, do đòi hỏi họ phải biết nấu nướng. Khách hàng của loại thủy sản này thường là người dân thuộc tầng lớp thượng lưu hoặc trung lưu do giá thủy sản cao.
Người Hy Lạp có xu hướng ăn cá tại các nhà hàng nhiều hơn. Nhưng người Tây Ban Nha là dân tộc có số lần ăn thủy sản nhiều nhất (một hoặc hai lần/tuần) Thực khách vùng Địa Trung Hải thích dùng cả con, vì vậy cá có kích cỡ nhỏ được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, nếu dùng trong gia đình và tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm thì loại cá to lại thích hợp hơn.
Tiêu thụ thủy sản tại khu vực Địa Trung Hải đang giảm xuống do khả năng cung cấp kém dần và không đều trong điều kiện đánh bắt giảm sút, bên cạnh đó còn do lạm phát giá cả khi đồng Euro được lưu hành ở Italia và các yếu tố mùa vụ, địa lý. Người tiêu dùng sống ở vùng duyên hải Địa Trung Hải thích ăn cá đánh bắt ở địa phương một phần cũng còn do truyền thống ẩm thực sành điệu của họ.
Quan niệm về cá nuôi của người tiêu dùng trong vùng
Mấy năm gần đây, cá nuôi đã đi vào thị trường một số nước thuộc vùng Địa Trung Hải và tạo ra hình ảnh khá tích cực ở một số nước, tuy nhiên, Pháp vẫn còn có nhiều định kiến với cá nuôi.
Hầu hết người tiêu dùng Địa Trung Hải ưa chuộng cá đánh bắt tự nhiên (nhất là tại các nhà hàng) nhưng họ đều phải thừa nhận thực tế cá nuôi có những điểm mạnh như:
· Giá rẻ và ổn định
· Nguồn cung cấp ổn định
· Chất lượng ngày càng tăng
· Quá trình sản xuất được kiểm soát (có khả năng truy xuất sản phẩm)
· Tươi hơn so với cá đánh bắt
· Mùi vị có thể chấp nhận được.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ cũng ưa chuộng cá nuôi hơn bởi nhiều yếu tố khác về dịch vụ.
Mặc dù đã có những chuyển biến chậm chạp trong mấy năm qua, nhưng người Pháp vẫn rất ngại ăn cá nuôi. Họ cho rằng thủy sản nuôi không lành mạnh bằng thủy sản đánh bắt tự nhiên và còn lo ngại thức ăn dùng trong nuôi thủy sản. Do vậy thủy sản đánh bắt vẫn được ưa chuộng cho dù giá cả đắt hơn.
Người tiêu dùng Italia cũng khá dè dặt với thủy sản nuôi. Tuy nhiên, họ cũng đánh giá ngày càng cao đối với thủy sản nuôi ở điểm giá thành thấp và những đặc tính ưu việt của nó. Mấy năm gần đây, người Tây Ban Nha đã bắt đầu lo ngại trước sự căng thẳng về nguồn cung cấp trong nước, nên đã quan tâm nhiều hơn đến thủy sản nuôi.
Người tiêu dùng vùng Địa Trung Hải rất quan tâm đến thủy sản tươi
Đối với các nhà bán lẻ tại các thành phố lớn, thủy sản tươi có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó mang lại hình ảnh nhãn hàng hóa tươi ngon cho cửa hàng. Tỷ trọng thủy sản đánh bắt từ vùng Địa Trung Hải trong tổng tiêu thụ thủy sản tươi ở các nước không giống nhau, nhưng có hai đặc điểm chính:
- Đối với Hy Lạp:
Thủy sản đánh bắt từ vùng biển Địa Trung Hải chiếm khoảng 70-75% tổng tiêu thụ, nhưng thủy sản có xuất xứ từ chính Hy Lạp lại được coi là quan trọng nhất, mặc dù Hy Lạp cũng phải nhập một số loài do nguồn cung cấp trong nước bị hạn chế.
- Người tiêu dùng Italia:
Họ không chú trọng đến xuất xứ địa lý và phần lớn nước này tiêu thụ thủy sản nhập khẩu từ các nước thuộc vùng Địa Trung Hải và từ nuôi. Theo đánh giá chung, thủy sản thuộc vùng biển Địa Trung Hải có hình ảnh tốt trên thế giới về “độ tươi” và “phẩm cấp phục vụ cho ngày lễ”, nhưng giá cả lại đắt hơn so với giá thủy sản thuộc vùng Địa Tây Dương.
Tiêu thụ thủy sản ở Vùng Địa Trung Hải, tấn
Pháp
Hy Lạp
Italia
Tây Ban Nha
Thủy sản
2.150.990
464.538
1.746.207
2.364.495
Hải sản (tấn)
138.666
26.502
102.755
131.068
Thủy sản nước ngọt
215.780
30.206
98.094
62.745
Tiêu thụ trên đầu người/năm
35,3 kg
42,5 kg
30,1 kg
58,7 kg


Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường