Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) đầu tư hiệu quả, phát triển bền vững
19 | 11 | 2007
Công ty được biết đến không chỉ là một doanh nghiệp lớn của Thủ đô Hà Nội chuyên doanh XN hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ có thị trường tại 53 nước và khu vực nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, mà còn là một nhà sản xuất thực phẩm chế biến uy tín với hàng loạt sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như: rượu, chè, thịt nguội, rau, củ quả đóng hộp... mang thưong hiệu Hapro.

Tháng 8/1991, Liênhiệp SX-DV và XNK tiểu thủ công nghiệp Hà Nội cử đồng chí Nguyễn Hữu Thắng - nay là Giám đốc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) vào Sài Gòn thành lập Ban đại diện phía Nam. Với sự phấn đấu không mệt mỏi, từ chỗ không vốn, không cơ sở vật chất, chưa có thị trường, Công ty Hapro đã lớn mạnh không ngừng phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Đến nay, Công ty được biết đến không chỉ là một doanh nghiệp lớn của Thủ đô Hà Nội chuyên doanh XN hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ có thị trường tại 53 nước và khu vực nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, mà còn là một nhà sản xuất thực phẩm chế biến uy tín với hàng loạt sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng như: rượu, chè, thịt nguội, rau, củ quả đóng hộp... mang thưong hiệu Hapro.

Chặng đường phát triển

Vào gây dựng thị trường tại khu vực phía nam, giám đốc Nguyễn Hữu Thắng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh XK các mặt hàng nông, lâm sản; nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Chỉ sau 1 năm thâm nhập thị trường, Ban đại diện phía Nam đã đạt doanh thu 5 tỉ đồng, kim ngạch XNK 500.000 USD, được UNND TP Hà Nội cho phép chuyển thành Chi nhánh Công ty SX-DV và XNK tiểu thủ công nghiệp, tên giao dịch là Haprosimex Saigon. Những năm tiếp theo, hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch XK trong thời gian này tăng từ 30 đến 50%/năm.

Trước sự cố gắng và phát triển nhanhchóng của Chi nhánh Haprosimex Saigon, năm 1999, UBND TP Hà Nội đã quyết định chuyển Chi nhánh thành công ty và đổi tên là Công ty sản xuất - dịch vụ và XNK Nam Hà Nội, giữ tên giao dịch là Haprosimex Saigon, gọi tắt là Papro. Trong 5 năm (từ 1999 đến 2003), UBND TP Hà Nội đã 3 lần ra quyết định sáp nhập 3 đơn vị vào với Công ty Hapro (Xí nghiệp xe đạp xe máy, Công ty ăn uống dịch vụ Bốn mùa, Xí nghiệp giống cây trồng Toàn Thắng); 3 lần giao quản lý vốn nhà nước ở các công ty cổ phần (Simex, Sứ Bát Tràng, Vang Thăng Long) tạo điều kiện cho Hapro mở rộng quy mô doanh nghiệp, thực hiện chủ trương xây dựng các xí nghiệp sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn, có chất lượng cao để chủ động nguồn hàng phục vụ cho kinh doanh tại thị trường trong nước và hướng tới XK. Các đơnvị sau khi về với Hapro đều giữ được sự đoàn kết nội bộ, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, đời sống người lao động được nâng cao. Với mô hình quản lý phân tuyến kết hợp trực tuyến, từ năm 2001 đến nay, công ty đã vận dụng có hiệu quả mô hình quản lý công ty mẹ - công ty con. Hiện công ty có gần 800 cán bộ công nhân viên, quy mô tổ chức rộng lớn với 19 phòng ban, trung tâm, chi nhánh, 5 xí nghiệp trực thuộc, 7 công ty cổ phần, trong đó có 4 công ty cổ phần do Hapro sáng lập, hoạt động trên cả 2 miền Nam Bắc.

Với định tập trung xây dựng thị trường nước ngoài để XK hàng hóa, thị trường XN của công ty không ngừng được mở rộng, đến nay, các sản phẩm của Hapro đã có uy tín lớn tại thị trường 53 nước và vũng lãnh thổ trên thế giới với các sản phẩm chủ yếu: Lạc nhân, gạo, tiêu đen, chè, quế, hồi, nghệ, tinh bột sắn...; các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, các loại thảm cói, xơ dừa, thêu ren, tạp phẩm, gốm sứ mỹ nghệ. Đặc biệt, Hapro được đánh giá là DN đạt kim ngạch XK hàng đầu cả nước về hàng thủ công mỹ nghệ. Hơn 10 năm qua, Hapro liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch với mức tăng trưởng hàng năm từ 20 đến 30%. Từ năm 1999 đến nay, liên tục 4 năm liền, Hapro được Hội đồng xét thưởng Nhà nước thưởng về thành tích XK, được Bộ Thương mại tặng Bằng khen về thành tích XK cao, được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua luân lưu là đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua của ngành thương mại Hà Nội. Liên tục 3 năm 2001-2003, công ty được UBND TP. Hà Nội tặng "Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu khối XNK" của Thủ đô Hà Nội. Và cũng 2 năm liền, Hapro được Hội đồng xét thưởng XK thưởng mức cao nhất: Năm 2001, Hapro là một trong ba đơn vị trên toàn quốc được thưởng ở mức cao nhất 300 triệu đồng; năm 2002, công ty là đơn vị duy nhất cả nước được thưởng về thành tích XK ở mức 300 triệu đồng và được thưởng về kim ngạch XK 1,5 tỷ đồng. Năm 2003, công ty tiếp tục hoàn thành kế hoạch với mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay trên tất cả các chỉ tiêu: Doanh thu đạt 595 tỷ đồng, tăng 111% so với năm 2002, kim ngạch XN đạt 24 triệu USD, tăng 53%, nộp ngân sách nhà nước 50 tỉ đồng, tăng 72% so với năm 2002, được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và Cờ Thi đua của Chính phủ. Trong tháng 1/2004, công ty đã đạt doanh thu 41 tỉ đồng, tăng 71%, XK đạt 2,5 triệu USD, bằng 120% so cùng kỳ năm trước.

Áp dụng chiến lược con người và thị trường.

Từ định hướng tập trung xây dựng thị trường nước ngoài để XK hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản, công ty đã luôn coi công tác xúc tiến thương mại là khâu then chốt quyết định thành công, tích cực quảng bá thương hiệu Hapro của mình, tham gia các hội chợ, hội thảo, trưng bày hàng hóa tại các nước: Nhật, Đức, Mỹ, Tây Ban Nha, Singapre... Trung bình mỗi năm, công ty cử trên 20 đoàn cán bộ ra nước ngoài nghiên cứu thị trường, tổng chi phí cho công tác xúc tiến thương mại hàng năm lên tói 5 tỷ đồng. Nhờ tích cực đầu tư và quảng bá thương hiệu, đến nay, công ty đã có quan hệ giao dịch với trên 70 nước, trực tiếp khảo sát thị trường 30 nước, giao dịch với trên 20 ngàn khách hàng và có quan hệ kinh doanh với trên một ngàn khách hàng quốc tế. Chính điều này đã tạo thế đầu ra cho công ty ổn định vững chắc, lượng khách hàng đến với công ty ngày một đông. Đến nay, trung bình mỗi năm, công ty XK trên 2.000 container các loại hàng hóa với kim ngạch XN trên 20 triệu USD. Để có được khối lượng hàng hóa XK lớn, chất lượng bảo đảm theo yêu cầu khách hàng, công ty đã nhiều năm chú trọng việc xây dựng chân hàng với những biện pháp cụ thể như: Hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật cao các làng nghề dưới nhiều hình thức khác nhau, xây dựng mối quan hệ lâu dài trên nguyên tắc cộng đồng trách nhiệm, cùng chia sẻ trách nhiệm, cùng gánh vác khó khăn nhằm mụctiêu bảo đảm chữ tín trọn vẹn với khách hàng. Hiện nay công ty đang quanhệ làm ăn với gần 100 làng nghề của 16 tỉnh, thành phố trong cả nước, giải quyết công ăn việc làm cho trên 30 ngàn lao động, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của các địa phương. Phục hồi các làng nghề cổ đã mất, xây dựng các làng nghề mới là một việc làm mang tính chiến lược của công ty trong việc tạo nguồn hàng, bảo đảm XN ổn định.

Một trong những nguyên nhân chính giúp Hapro có được sự phát triển đáng tự hào như trên là do công ty rất chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực, coi đây là giải pháp chiến lược có tính quyết định, lâu dài. Trong gần 800 CBCNV của công ty (không kể các cán bộ của công ty cổ phần) có 7 cán bộ là tiến sĩ, thạc sĩ, 293 cán bộ tốt nghiệp đại học, 50 cán bộ có trình độ kinh doanh quốc tế, 75 cán bộ sử dụng ngoại ngữ không qua phiên dịch, cho thấy đội ngũ CBCNV của Công ty có trình độ cao đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Có được đội ngũ CBCNV đó là do Công ty làm tốt công tác cán bộ, có chính sách khuyến khích đào tạo, chính sách thu hút và sử dụng cán bộ hấp dẫn nên đã tiếp nhận được nhiều cán bộ có nghiệp vụ, có kinh nghiệm, năng lực quản lý điều hành giỏi về với Hapro. Có lẽ nhờ áp dụng đúng phương châm "đặt đúng người đúng việc" nên thời gian qua, dù luôn gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt, Hapro vẫn liên tục gặt hái được những kết quả đáng tự hào. Công ty còn thường xuyên tổ chức các lớp học, hội thảo tập trung để bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về ngành hàng, giáo dục ý thức quyết tâm thực hiện triệt để các hợp đồng. Chỉ tính riêng năm 2003, Công ty đã tổ hcức 29 buổi hội thảo chuyên đề, thu hút trên 950 lượt CBCNV tham dự, tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị doanh nghiệp cho các cán bộ chủ chốt lãnh đạo các Phòng, Ban, Trung tâm, Xí nghiệp, tạo nguồn cán bộ kế cận và đáp ứng các yêu cầu phát triển của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn đưa ra các yêu càu cho các đơn vị Phòng, Ban, Trung tâm, Xí nghiệp có trách nhiệm tự đào tạo, người giỏi, người có kinh nghiệm, giúp đỡ người mới vào để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Nhờ đó mà mọi yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty đều được thực hiện triệt để và đạt hiệu quả cao.

Mục tiêu phát triển bền vững

Một dự án lớn hiện Công ty đang triển khai là xây dựng Cụm công nghiệp thực phẩm HAPRO trên khu đất 66 hecta taix Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội mà UBND TP Hà Nội giao cho. Đây vốn là khu đất nhiều năm nay gần như bị bỏ hoang, sản xuất kinh doanh không hiệu quả. Cuối năm 2002, UBND TP Hà Nội đã quyết định giao cho Côngty nhằm xây dựng tại đây một cụm công nghiệp thực phẩm hoàn chỉnh với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của DN. Đây là một trong 5 chương trình kinh tế trọng điểm của TP Hà Nội. Đáp lại sự tín nhiệm của Thành phố, Công ty Hapro đã và đang đầu tư lớn công sức và tiền của vò triển khai các dự án của khu công nghiệp Hapro. Đến nay, công tác san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở tại đây đã gần hoàn chỉnh, đang kêu gọi đầu tư. Hiện đã có 8 DN chế biến thực phẩm trong và ngoài nước đăng ký thuê từ 10 đến 11 ha đất tại Cụm công nghiệp thực phẩm Hapro. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, cụm công nghiệp sẽ thu hút khoảng 2.800 - 3.000 lao động. Đầu năm 2003, tại khu công nghiệp thực phẩm này, công ty đã đưa một số xí nghiệp vào sản xuất như: Xí nghiệp rượu nếp HAPRO, Xí nghiệp thịt nguội, Xí nghiệp chè, các công ty cổ phần: Nước tinh khiết, Thức ăn truyền thống, Mành trúc Hapro - Bình Minh, Rượu vang HAPRO - thảo mộc. Đến nay, các sản phẩm như: Rượu nếp HAPRO, 9 loại thịt nguội, các loại chè đắng, chè bách niên với nhiều kiểu đóng gói hình thức đẹp và tiện dụng cho người tiêu dùng, trên 20 loại sản phẩm rau củ quả đóng hộp, đã được người tiêu dùng nhiệt tình đón nhận, lượng hàng của Công ty tiêu thụ ngày càng tăng. Lô hàng rượu Vorka đầu tiên đã được xuất khẩu sang thị trường Singapore và đang triển khai xuất tiếp sang các thị trường Đức, Hungari, Hà Lan, Cuối năm 2003, 2 container hàng thực phẩm truyền thống đầu tiên của Công ty đã thâm nhập thị trường Nga, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã. Tín hiệu vui đã đến với Công ty, khách hàng Nga đã ký hợp đồng nhập khẩu hơn 100 container hàng thực phẩm, mở ra nhiều hứa hẹn cho các sản phẩm mang thương hiệu Hapro. Sản phẩm mành trúc nhãn hiệu "Hapro - Bình Minh", được thị trường châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản rất ưa chuộng. Công ty chuẩn bị lắp đặt các dây chuyền giết mổ gia súc hiện đại 100 con/giờ đạt tiêu chuẩn châu Âu, dây chuyền san xuất mì, phở ăn liền 120 nghìn gói/ca. Giám đốc Hapro - Nguyễn Hữu Thắng - cho biêt, dự kiến, năm 2005 sẽ cơ bản xây dựng xong khu công nghiệp này, biến nơi đây thành khu công nghiêp chế biến thực phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm bảo đảm VSATTP cho nhân dân Thủ đô và XK, tăng nguồn thu ngoại tệ.

Với chiến lược hoạt động dựa trên 3 chương trình phát triển: "xuất khẩu - tạo nguồn hàng - thị trường trong nước" trong năm nay, Hapro còn nỗ lực triển khai mộtloạt các dự án nữa. Đó là xây dựng và đưa vào hoạt động Tổng kho hàng XK tại Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên phục vụ công tác XN phía bắc. Bên cạnh đó, công ty đang tiến hành xây dựng hệ thống Showroom giới thiệu sản phẩm: Showroom 1.000 m2 tại Xí nghiệpgốm Chu Đậu trưng bày các mặt hàng thủ công mỹ nghệ XK, Showroom tại Gia lâm trưng bày hàng hóa XK và các sản phẩm thực phẩm chế biến. Cùng với 2 Showroom sẵn có tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hệ thống Showroom này sẽ giới thiệu với khách hàng trong và ngoài nước về hàng hóa, tiềm năng XK của công ty. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty liên kết Haprosimex Saigon - Hungari tại Hungari, Hapro cũng đang chuẩn bị các điều kiện để đưa văn phòng đại diện tại CHLB Nga vào hoạt động, tiến tới xây dựng văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ để nâng cao kim ngạch XK sang 2 thị trường trọng điểm này.

Bên cạnh những dự án khả thi đang trong quá trình triển khai, Hapro vẫn đang vận hành tốt những dự án cũ: Xí nghiệp gốm Chu Đậu - Hải Dương sản xuát các sản phẩm gốm mang đậm nét truyền thống riêng biệt của gốm cổ Chu Đậu. Hiện những lô hàng gốm Chu Đậu giả cổ của Hapro đã được XN sang Tây Ban Nha, Nhật, Mỹ, Hồng Kông... Thực hiện chiến lược đa dạng hóa kinh doanh, công ty đã mở thêm hoạt động du lịch với việc hình thành Trung tâm du lịch Hapro. Tuy mới ra đời nhưng do tận dụng những ưu thế sẵn có về quan hệ giao dịch với nước ngoài, đồng thời tạo lập được những tour du lịch hấp dẫn nên Trung tâm du lịch này đã thu hút được một số lượng lớn khách là các doanh nhân đi công tác kết hợp du lịch.

Những kết quả đáng tự hào của Công ty Hapro đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Những kết quả đó là sự nỗ lực của toàn thể CBNV công ty. Từ chỗ không có cơ sở, không vốn, đã từng bước xây dựng thành một công ty lớn mạnh, trở thành doanh nghiệp hạng I của Thủ đô Hà Nội, có uy tín cao trong cả nước và quốc tế.

Với cố gắng phát huy nội lực của tập thể CBNV công ty cùng sự hỗ trợ hiệu quả của các sở ngành thành phố, nhất là việc thực hiện hiệu quả mô hình công ty mẹ - công ty con, chắc chắn, Hapro sớm trở thành một mô hình kinh tế mạnh của Thủ đô, thực hiện vượt mức mục tiêu: Đến năm 2005 đạt kim ngạch XN 40 triệu USD và doanh thu thương mại nội địa 500 tỉ đồng.
http://www.hanoi.gov.vn/hanoiwebs1/vn/huongtoi1000nam/group2/page2_7.htm



Báo cáo phân tích thị trường