Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
6 tiêu điểm ảnh hưởng thời kỳ hậu WTO của Trung Quốc
30 | 11 | 2007
Xuất siêu thương mại Trung Quốc lần lượt lên cao, dẫn tới việc phá vỡ chỉ tiêu đạt được dự trữ ngoại tệ chục vạn tỷ USD trước thời hạn quy định, điều này chính là ngòi nổ dẫn đến việc EU và Mỹ đồng loạt ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ.



1. Vị trí kinh tế thị trường đầy đủ: Khi nào Trung Quốc tỉnh giấc mộng?
Trong vụ kiện chống bán phá giá hàng Trung Quốc ở nước ngoài, các doanh nghiệp có liên quan của Trung Quốc gặp phải rất nhiều trở ngại. Nguyên nhân chủ yếu là do đa số các nước phương Tây vẫn không công nhận vị trí kinh tế thị trường đầy đủ của Trung Quốc.

Trong mỗi vụ kiện, Trung Quốc đều cần giành thắng lợi mới có thể chứng nhận vị trí của mình trong kinh tế thị trường, mặc dù phải chi các khoản lớn ngoài vốn, nhưng đôi khi một số những lý do nhỏ cũng có thể dẫn tới sự thành bại của các vụ kiện.

Đặc biệt, trong 5 năm gia nhập WTO, mô hình ngành nghề cũ của Trung Quốc được thay mới, ngưỡng cửa gia nhập thị trường đã không còn rộng mở như trước, vốn tư nhân, vốn nước ngoài nhiều, cạnh tranh giữa các ngành nghề đã trở nên kịch liệt và mạnh mẽ nhất thế giới. Trước mắt, các nước phương Tây không công nhận cụm từ “vị trí kinh tế thị trường đầy đủ” của Trung Quốc, trừ phi có một nhân tố phi kinh tế tác động vào. Nhưng đối với Trung Quốc thì sớm muộn cũng phải vượt qua trở ngại này.

2. Trận chiến chống công kích WTO: Tranh chấp thương mại liệu có thể nâng cấp toàn diện hay không?

Chiêu thức mà Mỹ và các nước Châu Âu thường sử dụng là dựa vào các danh từ như mậu dịch công bằng và thi hành bảo vệ mậu dịch. Khi Trung Quốc sắp kết thúc thời kỳ quá độ gia nhập WTO, Mỹ và Châu Âu cùng bắt tay, làm một đơn tố cáo Trung Quốc lên WTO, lần này là nhằm vào chính sách thuế quan mới đối với nhập khẩu đồng bộ linh kiện ô tô Trung Quốc .

Nếu nói 5 năm về trước, Mỹ và châu Âu gõ cửa nền kinh tế thương mại Trung Quốc, dựa vào việc ký hiệp định Trung Quốc gia nhập WTO, đến nay khi Trung Quốc cơ bản hoàn thành thời kỳ hậu WTO trong lời hứa gia nhập WTO, phương pháp và lực lượng trở thành nhân tố mang tính quyết định trong những cuộc tranh chấp tiếp theo.

Doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang phải suy nghĩ lại: phương pháp dùng giá cả thấp để áp đảo thị trường các nước, cách buộc các ngành kinh doanh của nước khác đi vào bước đường cùng có lẽ sẽ nhanh chóng lỗi thời. Trung Quốc đi tìm con đường phát triển hài hoà cho kinh doanh là một chuyện, nhưng bảo vệ mậu dịch ngược dòng thách thức nguyên tắc mậu dịch tự do lại là vấn đề khác. Có người dự đoán, tương lai trên bàn đàm phán WTO, các vụ kiện tụng và phản kiện giữa Trung Quốc và phương Tâysẽ không còn kịch liệt như trước.

Sự kiện chống phá giá xuất hiện liên tục, với lớp vỏ mới của những hàng rào kỹ thuật, biện pháp bảo vệ đặc biệt và hạn chế về thiết bị bất ngờ xuất hiện.., tính phức tạp và hạn chế của các học thuyết , xung đột thương mại quốc tế mà tương lai doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt, sắp tới có thể sẽ cùng được đưa ra thảo luận.

3. Trật tự thị trường mới: Mỹ và EU tạo sức ép như thế nào với Trung Quốc?

Nhân kết thúc thời kỳ quá độ Trung Quốc gia nhập WTO, EU và Mỹ tiếp tục cùng nhau định ra chính sách mới đối với kinh tế thương mại Trung Quốc. Trong khi rất coi trọng sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc, cùng lúc đó Mỹ và EU cũng không trừ ngoại lệ tăng cường tính toán kế hoạch ảnh hưởng đến phương hướng phát triển kinh tế Trung Quốc.

Ngoài việc tiếp tục tăng Đề-xi-ben đòi mậu dịch công bằng, tiêu chuẩn gia nhập thị trường và quyền sở hữu trí tuệ không còn nghi ngờ gì sẽ là hai vũ khí sắc bén mà EU và Mỹ sử dụng. Tiến trình phong toả từ tỷ giá hối đoái đồng nhân dân tệ đến tài chính, điện tín, đường sắt, khoáng sản ... , dự đoán trong tương lai Mỹ và châu Âu sẽ cùng hợp tác tạo sức ép với Trung Quốc. Cuộc đấu tranh của Trung Quốc về quyền sở hữu trí tuệ với EU cũng nhanh chóng bước vào giai đoạn căng thẳng như những vụ kiện cáo của Liên hiệp bản quyền sáng chế DVD và tiền nhuận bút các chế phẩm âm thanh, hình ảnh,.  

Đối diện với tuyên bố về thị trật tự thị trường mới của Mỹ và EU, điều Trung Quốc có thể làm, ngoài tất cả dựa vào lợi ích thu được từ sản xuất trong nước làm chỗ dựa hàng động, giữa Trung Quốc và Mỹ, EU sẽ xảy ra các tranh chấp lẫn nhau nên Trung Quốc cần yêu cầu EU và Mỹ đồng thời công khai các lĩnh vực mà từ trước tới nay họ vẫn che đậy ví dụ như thương mại kỹ thuật cao, môi trường mua bán công bằng .

4. Đãi ngộ quốc dân:

Mặc dù lâu nay Trung Quốc vẫn nhắc đến “đãi ngộ quốc dân”nhưng tới khi nào mới đi vào thực hiện? Tư bản thế giới còn tiếp tục cố gắng hết mức kinh doanh ở Trung Quốc trong bao lâu ? Vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào trong nước thông qua phong trào mua lại các doanh nghiệp Trung Quốc, có nên thông qua thẩm tra để bảo đảm an toàn nền kinh tế quốc gia? Có phải vốn nước ngoài đang khống chế các ngành nghề của Trung Quốc? “Luật chống độc quyền” thật sự có thể giúp đỡ giải quyết vấn đề không?
Nhằm mục tiêu vào phong trào đầu tư nước ngoài đang nóng lên, phương pháp xử lý đúng đắn có thể là: Bỏ đãi ngộ siêu quốc dân đối với vốn nước ngoài, bao gồm đãi ngộ về măt thu nhập từ thuế, vốn tư nhân, vốn nước ngoài, vốn nhà nước, cạnh tranh công bằng, hoặc xoá bỏ nhãn mác tư bản. Ai nói vốn tư nhân cuả Trung Quốc phải dựa vào sự giúp đỡ mới có thể đánh bại các nước lớn phương Tây? Trung Quốc có rất nhiều anh tài trong kinh doanh và trở thành các công ty tư nhân có tầm cỡ thế giới như Tổng giám đốc hãng xe Geely Lý Thư Phúc ( Công ty Geely là công ty sản xuất ô tô tư nhân đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc).

5. Cải cách thể chế : Chặng đường Trung Quốc phải bước tiếp còn bao xa?

Suốt 5 năm nay những cụm từ “Quốc tế hoá, nối liền thế giới” vẫn được nhắc đến liên tục , và đang tiếp tục đồng hành cùng chúng ta. Nhìn lại 5 năm gia nhập WTO, để Trung Quốc có thể hoàn thiện những yếu tố kinh tế thị trường cơ bản như doanh nghiệp có uy tín, chính phủ nghiêm minh, tổ chức ngành nghề có hiệu lực, quan hệ nguồn lực lao động hài hoà ..vẫn còn một chặng đường rất dài.

Ông Long Vĩnh Đồ (Nguyên Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Trung Quốc, người đã tham gia đàm phán WTO và có công lớn trong việc Trung Quốc gia nhập WTO) nói, cải cách thể chế kinh tế trong nước để đáp ứng yêu cầu của WTO vẫn còn là gánh nặng lâu dài. Thứ nhất, không gian xét duyệt cải cách hành chính vẫn rất thoáng. Thứ hai, việc xây dựng hệ thống doanh nghiệp uy tín vẫn còn một chặng đường dài cần đi. Thứ ba, cần có thời gian xây dựng một hệ thống pháp luật pháp quy minh bạch, ổn định, có thể dự báo trước các diễn biến có thể xảy ra trong tương lai.

6. Tỷ giá hối đoái RMB (nhân dân tệ): Làm thế nào để giải quyết sức ép mất cân bằng thương mại?

Xuất siêu thương mại Trung Quốc lần lượt lên cao, dẫn tới việc phá vỡ chỉ tiêu đạt được dự trữ ngoại tệ chục vạn tỷ USD trước thời hạn quy định, điều này chính là ngòi nổ dẫn đến việc EU và Mỹ đồng loạt ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ (RMB).

Sự tăng giá liên tục của đồng nhân dân tệ, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho ngành chế tạo hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng nếu để kết cấu mất cân bằng tự do xuât nhập khẩu thương mại tiếp tục phát triển, không còn nghi ngờ đó chính là sự thiếu trách nhiệm đối với tương lai. Ngành nhập khẩu không lâu sẽ đón năm hoàng kim thứ 10, suy cho cùng, số tiền kiếm được từ nhập khẩu sẽ hợp lý hơn nhiều so với nguồn lợi thu được từ hoàn thuế xuất khẩu, kể từ đó từ“Sáng hối”(Sự đổi ngoại tệ) sẽ biến mất khỏi ngành kinh tế Trung Quốc.

Ý nghĩa của luật chống độc quyền (lũng đoạn):

Ý nghĩa của lũng đoạn là độc chiếm, tức là trên một thị trường chỉ có một người kinh doanh. Luật chống độc quyền, nghĩa là chế độ luật pháp để phản đối lũng đoạn và bảo vệ cạnh tranh. Nó là chế độ luật pháp cơ bản của kinh tế thị trường quốc gia.
1. Đánh dấu sự hình thành khung cơ sở chính sách cạnh tranh của Trung Quốc.
2. Hình thành cơ bản quy tắc cạnh tranh thị trường của TQ.
3. Có thể thích ứng nhu cầu của Trung Quốc phát triển kinh tế thị trường chủ nghĩa xã hội và nhu cầu cạnh tranh quốc tế.

Tính quan trọng:
Cùng với sự phát triển kinh tế của TQ và nâng cao trình độ quốc tế hoá, kip thời đưa ra luật chống độc quyền không chỉ có thể bảo vệ việc kinh doanh có hiệu quả của thị trường, thúc đẩy làm mới doanh nghiệp và xã hội, mà còn mạnh mẽ thúc đẩy phát triển năng lực sản xuất xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của quốc gia.

Tính cần thiết:
Hạn chế độc quyền, bảo vệ cạnh tranh và lợi ích trên nhiều phương diện.


Tham khảo tin gốc tại: http://finance.people.com.cn/GB/1045/5154168.html

Liên hệ với người dịch tin này: Dương Thuỳ Linh – Email: duongthuylinh@agro.gov.vn



Báo cáo phân tích thị trường